Góc nhìn 16/11/2017 08:02

Động lực tăng trưởng mới của Việt Nam chính là nhận thức và phát ngôn của Chính phủ

Nhà nước không phân bổ nguồn lực mà định hướng qua chính sách và để các thành phần kinh tế chủ động huy động nguồn lực.

Thời kì đầu, cách đây hơn 10 năm khi gia nhập WTO, Việt Nam trở thành điểm đến thu hút đầu tư. Khi đó, chúng tôi sang tổ chức hội thảo tại Nhật Bản, có tới 300 nhà đầu tư đại diện các quỹ đầu tư, công ty khác nhau quan tâm tới Việt Nam. Và thậm chí, trên xe taxi tại Tokyo, anh lái xe cũng đã hỏi khi thấy tập tài liệu có liên quan tới chứng khoán Việt Nam rằng: “Chứng khoán Việt Nam à? Việt Nam có phải cơ hội kiếm tiền tiềm năng không?”

Khi Việt Nam gia nhập WTO, mang theo kì vọng của các nhà đầu tư, 1 lượng tiền rất lớn đã được đổ vào Việt Nam. Thời điểm đó, giá chứng khoán và bất động sản lên hàng ngày. Một nền kinh tế đầu cơ bắt đầu được hình thành, nhưng kéo theo đó là cơ cấu tăng trưởng không bền vững.

Quy mô thị trường chứng khoán lúc bấy giờ rất nhỏ, chỉ có một số công ty, nên khi một lượng tiền quá lớn đổ vào, tức khắc giá chứng khoán biến đổi theo. Trong khi đó, tình hình quản trị doanh nghiệp không được cải tiến, cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ với lượng tiền đổ vào.

Dần dần, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đổi chiều, kèm theo nền kinh tế phát triển theo kiểu bộc phát, tình hình thanh khoản của thị trường, của hệ thống ngân hàng bắt đầu bị đe dọa.

Tuy nhiên, một điều may mắn là Việt Nam đã kịp nhìn ra vấn đề đó để đưa ra những giải pháp khắc phục.

Giai đoạn thứ 2 là khi Chính phủ mới được hình thành. Một trong những nguyên tắc đưa ra của Chính phủ mới đó là Nhà nước không huy động và phân bổ nguồn lực, mà Nhà nước chủ động định hướng nguồn lực qua chính sách và để các thành phần kinh tế chủ động huy động và phân bổ nguồn lực. Khi nguyên tắc này được triển khai một cách rộng rãi, thì các bước tiếp theo sẽ làm hiệu quả của nền kinh tế tăng lên.

Một trong những điều cơ bản là tăng trưởng nhờ vào đầu tư có nghĩa là hiệu quả đầu tư chưa lớn. Rất ít các tập đoàn nhà nước có thể đầu tư có hiệu quả cao, nhiều tập đoàn nhà nước có hàng loạt dự án treo. Lí do là bởi, hiệu quả đầu tư rất thấp.

Nhưng bắt đầu từ khi Nhà nước chuyển sang nguyên tắc mới là không huy động và phân bổ nguồn lực, các thành phần kinh tế tự phân bổ nguồn lực thì gần đây nhất chúng tôi cùng 3 ngân hàng lớn đã làm IPO cho Vin Retail, hay một số câu chuyện bán vốn của các DNNN khác.

Những câu chuyện đó không phải những hiệu ứng trước mắt, mà đây là niềm tin kinh doanh, niềm tin của các nhà đầu tư và niềm tin kì vọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới rất cao.

Một đất nước với 90 triệu dân là một thị trường hấp dẫn để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến để hợp tác. Nhất là khi chính phủ bắt đầu coi doanh nghiệp là động lực tăng trưởng, là nguyên lý cơ bản để tăng trưởng và phát triển.

Những đề nghị của các nhà đầu tư cách đây 5 năm với Nhà nước chỉ là những mơ ước của tương lai, nhưng ngày hôm nay Chính phủ đã chấp nhận toàn bộ. Từ chỗ bán tất toán các doanh nghiệp nhà nước, thậm chí nhiều DNNN còn không nghĩ đến cổ phần hóa, hay việc bán nhưng vẫn giữ trên 65% vốn. Nhưng hiện nay, hầu hết các DNNN đều sẵn sàng cổ phần hóa hoặc bán ngay 51%.

 Điều đó là cơ hội cho các nhà đầu tư, cơ hội cho thị trường chứng khoán phát triển. Vì khi khối doanh nghiệp huy động vốn phải qua trị trường tài chính, thị trường chứng khoán.

Ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ

của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (HOSE: SSI

Chuyên mục: Góc nhìn
Nguyễn Duy Hưng
Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty SSI

Ông Hưng sinh 10/09/1962 tại Thanh Hoá, hiện ông đang là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần chứng khoán SSI. Ông Hưng tốt nghiệp cử nhân Luật và từng nhận Huân chương Lao Động hạng Ba cho những thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển Thị trường chứng khoán giai đoạn 2000-2010.

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *