Tài chính ngân hàng 06/04/2020 14:00

Ngân hàng thế giới: Virus corona sẽ khiến 24 triệu người Châu Á trở nên nghèo đói

Các ngành đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi đại dịch bao gồm ngành du lịch ở Thái Lan và ngành sản xuất ở Campuchia và Việt Nam.

The child of a migrant daily wage labourer who has lost his job is given water by a bystander in India. Photo: AP

Con của một người lao động làm công ăn lương hàng ngày bị mất việc được một người ở Ấn Độ cho nước uống. Ảnh: AP

Ngân hàng Thế giới cho biết, sự sụp đổ kinh tế từ đại dịch corona sẽ khiến gần 24 triệu người lâm vào trong cảnh nghèo đói ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương trong năm nay.

Trong báo cáo được công bố tuần qua, một công ty cho vay vốn có trụ sở tại Washington cũng cảnh báo về những rủi ro cao hơn đáng kể đối với các hộ gia đình sống phụ thuộc vào các ngành công nghiệp đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Bao gồm các ngành du lịch ở Thái Lan và các đảo Thái Bình Dương; ngành sản xuất tại Việt Nam và Campuchia; và những người sống phụ thuộc vào nền kinh tế phi chính thức ở tất cả các nước.

Nền kinh tế phi chính thức là một phần của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới, nó không bị đánh thuế hay giám sát bởi chính phủ. Mặc dù khu vực phi chính thức chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế ở các nước đang phát triển, nhưng đôi khi nó bị kỳ thị là rắc rối và không thể quản lý được.

Ngân hàng Thế giới đã kêu gọi khu vực Châu Á đầu tư mở rộng các nhà máy sản xuất thiết bị y tế và chăm sóc y tế thông thường, cũng như thực hiện các biện pháp cải tiến như chuyển đổi giường bệnh thông thường để sử dụng chăm sóc đặc biệt và nhanh chóng đào tạo mọi người làm các công việc chăm sóc cơ bản cũng như kêu gọi các biện pháp tài chính có mục đích như cung cấp các khoản trợ cấp tiền lương, trợ cấp ốm đau và viện trợ các hộ gia đình.

Aaditya Memme, nhà kinh tế trưởng của Đông Á và Thái Bình Dương tại Ngân hàng Thế giới cho biết, ngoài những hành động mạnh mẽ của các quốc gia, việc hợp tác quốc tế một cách sâu sắc hơn chính là vắc-xin hiệu quả nhất chống lại mối đe dọa độc hại này. Các quốc gia ở Đông Á và Thái Bình Dương và các nơi khác phải cùng nhau chống lại căn bệnh này, giữ cho thương mại mở cửa và điều phối chính sách kinh tế vĩ mô.

Ngân hàng thế giới cho biết sự hợp tác này có thể bao gồm các quan hệ đối tác công-tư xuyên biên giới để thúc đẩy sản xuất và cung cấp vật tư và dịch vụ y tế, đảm bảo sự ổn định tài chính sau hậu quả của virus corona.

Điều quan trọng là chính sách thương mại nên được mở cửa để tất cả các nguồn cung cấp y tế và các nguồn cung cấp khác có sẵn cho tất cả các quốc gia, cũng như để tạo điều kiện cho khu vực phục hồi kinh tế nhanh chóng.

Một khuyến nghị khác được đưa ra trong báo cáo của ngân hàng thế giới là nới lỏng tín dụng để giúp các hộ gia đình giảm căng thẳng trong việc tiêu dùng và giúp các công ty sống sót sau cú sốc ngay lập tức. Tuy nhiên, ngân hàng kêu gọi nên giám sát chặt chẽ các chương trình như vậy.

Với khả năng cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài, một động thái như vậy sẽ đòi hỏi sự giám sát của cơ quan quản lý, đặc biệt là khi nhiều quốc gia ở Đông Á và khu vực Thái Bình Dương đã phải gánh một khoản nợ lớn của các công ty và hộ gia đình. Đối với các nước nghèo, việc xóa nợ sẽ rất cần thiết, để các nguồn lực quan trọng có thể được tập trung vào việc quản lý các tác động về kinh tế và sức khỏe.

Các dự báo của ngân hàng thế giới đưa ra dựa trên các tình huống tăng trưởng cơ bản và ngân hàng thế giới cho biết, nếu cuộc khủng hoảng kéo dài thì rất có thể sẽ xảy ra sự suy thoái hơn nữa trong tình hình kinh tế. Theo một tình huống xấu nhất mà ngân hàng thế giới đưa ra, gần 35 triệu người sẽ phải sống trong nghèo đói, bao gồm 25 triệu người chỉ tính riêng ở Trung Quốc.

Ngân hàng cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế và đưa ra lưu ý rằng tốc độ khủng hoảng đang diễn ra có thể khiến việc cung cấp độ chính xác của dự báo trở nên khó khăn. Kết quả là, ngân hàng đã sử dụng hai tình huống:

Tình huống thứ nhất, tăng trưởng ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ giảm xuống còn 2,1% vào năm 2020, tăng trưởng kinh tế giảm 0,5%.

Tình huống thứ hai, tăng trưởng được dự báo sẽ giảm xuống 2,3% và tăng trưởng kinh tế giảm 0,1% vào năm 2020.

Thùy Dung

Theo SCM

Chuyên mục: Tài chính ngân hàng

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *