Tài chính ngân hàng 08/01/2019 07:09

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo toàn hệ thống thủ đoạn làm sổ tiết kiệm giả

Thanh tra NHNN đã phát đi văn bản cảnh báo toàn hệ thống một số thủ đoạn vi phạm pháp luật của một số trường hợp trong gửi tiền, vay tiền, cầm cố bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng, sau khi xảy ra vụ việc tại Ngân hàng Việt Á.

Thanh tra NHNN đã phát đi văn bản cảnh báo toàn hệ thống một số thủ đoạn vi phạm pháp luật của một số trường hợp trong gửi tiền, vay tiền, cầm cố bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng, sau khi xảy ra vụ việc tại Ngân hàng Việt Á.
 >> Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại ngân hàng VietABank: Khởi tố 2 bị can

Đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tranh chấp giữa các khách hàng và Ngân hàng Việt Á (VietABank) đã diễn ra một thời gian. Nhận thấy đây là một vụ việc khá phức tạp, liên quan tới nhiều đối tượng, nhiều khách hàng; đặc biệt nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo nên NHNN đã gửi văn bản nhờ Bộ Công an hỗ trợ, điều tra làm rõ.

Một đại diện NHNN cho biết: “Ngay khi nhận được thông tin, chúng tôi đã yêu cầu các ngân hàng phải lập tức báo cáo đầy đủ. Như vụ ở VietABank, NHNN chủ động trao đổi đề nghị yêu cầu cơ quan công an vào cuộc điều tra và xử lý theo đúng pháp luật. Quan điểm của NHNN, cần làm rõ các vi phạm, nếu cán bộ ngân hàng sai cũng phải xử lý đến cùng”.


Vụ việc xảy ra tại VietABank, NHNN chủ động trao đổi đề nghị yêu cầu cơ quan công an vào cuộc điều tra và xử lý theo đúng pháp luật

Vụ việc xảy ra tại VietABank, NHNN chủ động trao đổi đề nghị yêu cầu cơ quan công an vào cuộc điều tra và xử lý theo đúng pháp luật

Hiện tại, Thanh tra NHNN đã phát đi một văn bản cảnh báo toàn hệ thống một số thủ đoạn vi phạm pháp luật của một số trường hợp trong gửi tiền, vay tiền, cầm cố bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng. Ngoài điểm danh vụ việc và các thủ đoạn như trên, NHNN còn yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại phải triển khai quyết liệt các giải pháp phòng chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.

“Chúng tôi vừa phát đi văn bản cảnh báo và chỉ đạo toàn hệ thống tổ chức tín dụng về những hành vi lừa đảo trong thời gian gần đây. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị phải thực hiện nghiêm quy trình, quy định, nghĩa vụ và thực hiện luân chuyển cán bộ để chống rủi ro đạo đức”, vị lãnh đạo này cho hay.

Cũng liên quan tới vụ việc tại VietABank, thông tin từ ngân hàng này cho biết: Ông Đặng Nghĩa Toàn có gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng Việt Á (có sổ tiết kiệm đứng tên đồng sở hữu với đối tượng Nguyễn Thị Hà Thành, có sổ tiết kiệm đứng tên một mình); sổ tiết kiệm đã được cầm cố tại Ngân hàng Việt Á; đến hạn, sổ tiết kiệm đã được tất toán, số dư còn lại được chuyển vào tài khoản của ông Đặng Nghĩa Toàn và ông Toàn đã rút toàn bộ số tiền này ra khỏi 2 tài khoản của mình ngay ngày hôm sau.

Tuy nhiên, theo khẳng định của ông Đặng Nghĩa Toàn, thông tin mà VietABank đưa ra là không chính xác và "đang có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động, bởi vì tôi chưa từng ký bất kỳ giấy tờ vay tiền nào tại VietABank".

Trước đó, Cơ quan ANĐT - Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nguyễn Thị Hà Thành và đồng phạm Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Hà Nội”.

Điều tra ban đầu cho thấy, giữa năm 2018, khách hàng đến VietABank chi nhánh Đông Đô (đường Lê Văn Lương) được Nguyễn Thị Hà Thành đón tiếp. Các khách hàng nghĩ Thành là sếp ở VietABank khi thấy người phụ nữ này thoải mái ra vào quầy giao dịch, phòng giám đốc.

Thành thuyết phục khách hàng lập sổ tiết kiệm đồng sở hữu với Thành để hưởng lãi suất ưu đãi. Đến đầu tháng 12/2018, anh Toàn và nhiều khách hàng khác phát hiện sổ tiết kiệm đồng sở hữu bị Thành và đồng phạm thế chấp vay vốn.

Trong hồ sơ vay vốn, anh Toàn và những người gửi tiết kiệm khác phát hiện chữ ký của mình bị giả mạo. Kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự (Công an TP Hà Nội) xác định, chữ ký của khách hàng trên hồ sơ vay vốn là giả.

An Hạ

Chuyên mục: Tài chính ngân hàng

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *