Quốc tế 12/11/2014 06:29

Trung Quốc thúc đẩy hiệp định thương mại "đối chọi" với TPP

FICA - Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh hôm nay đã ủng hộ kế hoạch của Trung Quốc về một khu vực tự thương mại tự do mới, được xem là nhằm đối trọng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ đang theo đuổi.

Lãnh đạo các quốc gia thành viên APEC tại hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh ngày 11/11.

Lãnh đạo các quốc gia thành viên APEC tại hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh ngày 11/11.

 

Theo đó, hội nghị APEC - diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương gồm 21 nước thành viên - đã "thông qua lộ trình cho APEC để thúc đẩy và hiện thực hóa Khu vực thương mại tự do toàn châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP)", một khu vực thương mại tự do mới được Bắc Kinh ủng hộ mạnh mẽ.

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người trước đó đã hối thúc các nền kinh tế APEC tăng cường quan hệ kinh tế, miêu tả sự ủng hộ đối với FTAAP là một quyết định "lịch sử".

 

Trong tuyên bố chung đưa ra vào hôm nay 11/11, APEC nói rằng việc nghiên cứu thành lập FTAAP có thể kéo dài 2 năm.

 

"Hiện đại, sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều nhân tố không chắc chắn và mất ổn định", ông Tập cho biết. "Đối mặt với tình hình mới, chúng ta nên thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác thương mại khu vực và tạo ra một mô hình mở vốn có lợi cho sự phát triển lâu dài".

 

APEC hiện chiếm hơn 50 GDP toàn cầu, gần một nửa thương mại và 40% dân số thế giới.

Mỹ hiện đang đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do riêng rẽ có tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một phần trong chính sách "xoay trục" sang châu Á của Washington, nhằm đảm bảo sự ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực để đáp trả sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

 

Sự kình địch về kinh tế hai bờ Thái Bình Dương

 

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2014.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2014.
 
Một số người coi FTAAP là nhằm đối trọng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn bao gồm 12 quốc gia nhưng không có Trung Quốc và Nga.
 

FTAAP có thể hình thành dựa trên các sáng kiến khác, trong đó có TPP, nhưng sự ủng hộ mạnh mẽ của Trung Quốc đối với FTAAP đã làm gia tăng sự đối đầu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

 

Một số nhà phân tích và truyền thông nhà nước Trung Quốc coi TPP là một nỗ lực nhằm đề phòng sự ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. Washington đã bác bỏ các cáo buộc này.

 

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bác bỏ các ý kiến của giới bình luận Trung Quốc nói rằng TPP là một cách thức nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

 

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin chính thức Xinhua của Trung Quốc, ông Obama cho hay Mỹ không tìm cách kiềm chế Trung Quốc.

 

Tại hội nghị thượng đỉnh APEC, ông Obama đã ca ngợi Trung vì tập trung sự chú ý vào vai trò của APEC trong kế hoạch việc đạt được FTAAP nhưng tái khẳng định rằng ưu tiên của Mỹ là TPP, một thỏa thuận nhỏ hơn.

"Nhiều sáng kiến khu vực sẽ đóng góp cho việc hiện thực hóa về sau. Chúng tôi coi sự tham gia của mình đối với TPP là một đóng góp cho nỗ lực đó", ông Obama nói.
 
Hội nghị thượng đỉnh APEC đã kết thúc vào hôm nay 11/11 sau 2 ngày họp tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hồ Nhạn Thê ở Bắc Kinh.
 
Vào tối nay, Chủ tịch Trung Quốc đã ăn tối riêng tư và có cuộc trò chuyện thân mật với Tổng thống Obama tại khu Trung Nam Hải, nơi ở của các lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của ông chủ Nhà Trắng sau khi kết thúc APEC.
 
Nhà nhà lãnh đạo sẽ gặp lại nhau vào ngày mai 12/11.
 

An Bình
Tổng hợp

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *