Quốc tế 10/12/2013 06:51

Trung Quốc nhức nhối dòng tiền nóng

FICA - Các doanh nghiệp ở đây tìm cách đưa tiền vào Trung Quốc và thường dưới vỏ bọc thanh toán hàng hóa xuất khẩu. “Thương mại vẫn là kênh chính để đưa tiền nóng vào”, Liu Li-Gang, kinh tế trưởng tại ANZ Bank chi nhánh Trung Quốc cho biết.



Theo số liệu vừa được Tổng cục thống kê Trung Quốc công bố, kim ngạch xuất khẩu tháng 11 của nước này tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu tăng 5,3%. Thặng dư thương mại tháng 11 của Trung Quốc đạt 33,8 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 1/2009.

Nhiều chuyên gia cho rằng xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ của các nước phương Tây trước mùa nghỉ lễ và nó tạo điều kiện cho chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường tiến hành cải cách nhằm nâng cao vai trò của thị trường trong nền kinh tế và đạt mục tiêu tăng trưởng 7,2%/năm.

Trong khi đó, một số nhà quan sát thì cho rằng lý do đằng sau là nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã phóng đại số liệu xuất khẩu nhằm lách luật vốn hạn chế dòng vốn chảy vào Trung Quốc.

Ting Lu và Sylvia Sheng, hai chuyên gia thuộc Bank of America Merrill Lynch trong một khuyến cáo tới khách hàng cho rằng: “Tăng trưởng xuất khẩu có thể chủ yếu do kinh tế toàn cầu hồi phục. Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại việc nhân dân tệ lên giá và lợi suất tăng có thể hút dòng vốn vào thông qua các số liệu xuất khẩu bị phóng đại”.

Lãi suất ở Trung Quốc cao hơn các nước khác ở châu Á khuyến khích doanh nghiệp trong nước vay nợ từ bên ngoài để đầu tư trong nước. Tình trạng này sẽ còn tiếp diễn do lãi suất được dự báo tăng khi ngân hàng trung ương Trung Quốc đóng băng thanh khoản nhằm kiềm chế tăng trưởng tín dụng.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc lên kỷ lục vào cuối tháng 11 vừa qua. Lãi suất trung bình đối với các sản phẩm quản lý tài sản do ngân hàng phát hành hiện là 6,4%, Hong Kong là 0,7%, Cnbenefit – một doanh nghiệp chuyên khảo sát ngành ngân hàng cho biết. Trong khi đó, nhân dân tệ tiếp tục xu hướng tăng khi các nhà hoạch định chính sách ở đây tự do hóa lĩnh vực tài chính.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các doanh nghiệp ở đây tìm cách đưa tiền vào Trung Quốc và thường dưới vỏ bọc thanh toán hàng hóa xuất khẩu. “Thương mại vẫn là kênh chính để đưa tiền nóng vào”, Liu Li-Gang, kinh tế trưởng tại ANZ Bank chi nhánh Trung Quốc cho biết.

Số liệu xuất khẩu của Trung Quốc cũng đáng tin cậy một phần bởi kinh tế toàn cầu gần đây có sự phục hồi, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và châu Âu có dấu hiệu phục hồi mạnh. Tuy nhiên, đà tăng trưởng xuất khẩu thực của Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại vào tháng 5 vừa qua sau khi giới quản lý thắt chặt giám sát hoạt động phát hành hóa đơn hải quan.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp có thể khai khống giá trị xuất khẩu hoặc thậm chí đưa hàng qua cửa khẩu và sau đó buôn lậu trở lại nước. Bằng cách này hay cách kia thì mục đích của họ vẫn là vay nợ nước ngoài với lãi suất cực thấp để đầu tư vể nước lấy lợi nhuận cao.

Trước tình hình này, Cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc hôm 7/12 cho biết sẽ thắt chặt giám sát dòng vốn qua biên giới. Cơ quan này kêu gọi các ngân hàng đẩy mạnh kiểm toán và báo cáo các khoản vay đáng ngờ, đặc biệt là các khoản vay thương mại dài hạn. Cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp phảo có lý do chính đáng khi đổi ngoại tệ, đơn vị nào vi phạm sẽ chịu hình phạt nặng.

Tuy nhiên, sự chênh lệch lớn giữa lãi suất trong và ngoài nước vẫn hấp dẫn dòng tiền nóng vào Trung Quốc. Hạ lãi suất có thể là cách duy nhất để Trung Quóc giảm sức ép của dòng tiền nóng này, chuyên gia Liu nhận định.



Phương Linh
Theo WSJ

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *