Quốc tế 03/08/2020 16:00

Tổng thống Donald Trump cấm ứng TikTok trên toàn nước Mỹ

Hôm thứ 6 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã cho biết rằng ông sẽ ký một lệnh hành pháp ngay vào thứ 7 để cấm TikTok hoạt động tại Mỹ, làm tăng áp lực lên chủ sở hữu ứng dụng nổi tiếng của Trung Quốc.

TikTok logos are seen on smartphones in front of a displayed ByteDance logo in this illustration taken November 27, 2019. Photo: Reuters

TikTok trở nên cực kỳ phổ biến, đặc biệt với khán giả trẻ tuổi đang xem những video dạng ngắn trên mạng xã hội này. TikTok hiện đang có khoảng 1 tỷ người sử dụng trên khắp thế giới

Động thái này sẽ là đỉnh điểm của mối lo ngại về an ninh quốc gia của Mỹ đối với sự an về toàn dữ liệu cá nhân mà TikTok xử lý. Đây cũng là một cú đánh lớn đối với chủ sở hữu TikTok, công ty ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh. Trong thời gian vừa qua, ByteDance đã trở thành một trong số ít các tập đoàn Trung Quốc có mặt thực sự trên toàn cầu nhờ thành công thương mại của ứng dụng TikTok.

TikTok trở nên cực kỳ phổ biến, đặc biệt với khán giả trẻ tuổi đang xem những video dạng ngắn trên mạng xã hội này. TikTok hiện đang có khoảng 1 tỷ người sử dụng trên khắp thế giới và nó đã trở nên cực kỳ phổ biến với thanh thiếu niên tại Mỹ.

Thông báo của tổng thống Trump đã được tuyên bố ngay sau khi kết thúc cuộc đàm phán đầy căng thẳng vào hôm thứ 6, ngày 31/7 giữa Nhà Trắng, ByteDance và những người mua tiềm năng của TikTok, bao gồm cả Microsoft Corp. Cuộc đàm phán vừa rồi đã thất bại khi những người trong cuộc không thể tạo ra được một thỏa thuận, điều này đã khiến công ty Trung Quốc ByteDance hủy bỏ các hoạt động của ứng dụng tại Mỹ. Các cuộc đàm phán dự kiến sẽ được tiếp tục trong những ngày tới.

Một trong những nguồn tin cho biết, mặc dù Microsoft đã sở hữu mạng truyền thông xã hội chuyên nghiệp LinkedIn nhưng nó vẫn chỉ phải đối mặt với ít rào cản pháp lý hơn trong việc mua lại TikTok so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác như Facebook Inc.

Kỳ vọng định giá của ByteDance đối với TikTok là hơn 50 tỷ USD và công ty luôn nhấn mạnh về việc giữ lại một ít cổ phần trong các cuộc đàm phán thỏa thuận đối với ứng dụng.

Hiện vẫn chưa rõ lệnh cấm TikTok của ông Trump sẽ được thi hành như thế nào và những thách thức pháp lý nào mà TikTok sẽ phải phải đối mặt.

Khi quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi về nhiều mặt như thương mại, quyền tự trị, an ninh mạng và sự lây lan của Covid-19 thì TikTok đã nổi lên như một trọng điểm trong tranh chấp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuần trước, Ủy ban Thượng viện Mỹ về An ninh và Chính phủ nội địa đã nhất trí thông qua dự luật cấm nhân viên liên bang Mỹ sử dụng TikTok trên các thiết bị do chính phủ cấp. Dự luật này sẽ được Thượng viện toàn quyền đưa ra để bỏ phiếu. Hạ viện đã bỏ phiếu cho một biện pháp tương tự.

ByteDance đã xem xét một loạt các đề xuất mua lại ứng dụng TikTok từ các công ty trong bối cảnh áp lực từ bỏ quyền kiểm soát ứng dụng từ Mỹ.

Theo Reuters đưa tin hôm thứ 4, ByteDance đã nhận được đề xuất từ một số nhà đầu tư của mình, bao gồm Sequoia và General Atlantic để chuyển phần lớn quyền sở hữu TikTok cho họ. Đề xuất này định giá TikTok khoảng 50 tỷ USD, nhưng một số giám đốc điều hành ByteDance tin rằng ứng dụng này còn có giá trị nhiều hơn thế.

ByteDance cũng đã nhận được sự quan tâm mua lại TikTok từ công ty đầu tư khác.

ByteDance đã mua lại ứng dụng video có trụ sở tại Thượng Hải, Music.ly trong một hợp đồng trị giá 1 tỷ USD vào năm 2017 và khởi chạy lại với tên TikTok vào năm sau. ByteDance đã không không chấp thuận việc bán lại TikTok từ CFIUS. Và vào năm ngoái, Reuters đã báo cáo rằng CFIUS đã mở một cuộc điều tra về TikTok.

CFIUS là Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ, đây là một ủy ban liên cơ quan của Chính phủ Mỹ chuyên xem xét ý nghĩa an ninh quốc gia của các khoản đầu tư nước ngoài vào các công ty hoặc hoạt động của Mỹ.

Mỹ hiện đang ngày càng xem xét kỹ lưỡng hơn về các nhà phát triển ứng dụng đối với dữ liệu cá nhân mà họ xử lý, đặc biệt nếu một trong số đó liên quan đến quân đội hoặc nhân viên tình báo Mỹ. Đây không phải là lần đầu tiên Nhà Trắng ra đưa ra những động thái như “lệnh thoái vốn TikTok” vì những lo ngại liên quan đến an ninh quốc gia.

Đầu năm nay, công ty game Trung Quốc, Bắc Kinh Kunlun Tech Co Ltd đã bán Grindr LLC, một ứng dụng hẹn hò đồng tính nổi tiếng mà họ đã mua vào năm 2016, với giá 620 triệu USD sau khi bị CFIUS ra lệnh thoái vốn.

Năm 2018, CFIUS đã buộc Ant Financial của Trung Quốc phải lên kế hoạch mua lại MoneyGram International Inc vì lo ngại về sự an toàn của dữ liệu cá nhân của các công dân Mỹ.

ByteDance được định giá tới 140 tỷ USD vào đầu năm nay khi một trong những cổ đông của nó, Cheetah Mobile, đã bán một phần nhỏ cổ phần của công ty trong một thỏa thuận tư nhân.

Phần lớn doanh thu của ByteDance, đến từ quảng cáo trên các ứng dụng thuộc các hoạt động tại Trung Quốc bao gồm Douyin - phiên bản tiếng Trung của TikTok - và ứng dụng tổng hợp tin tức Jinri Toutiao, cũng như ứng dụng phát video trực tuyến Xigua và Pipixia, một ứng dụng cho các trò đùa và video hài hước.

Giám đốc điều hành TikTok - Kevin Mayer, cựu giám đốc của Walt Disney Co, cho biết trong một bài đăng trên blog vào thứ 4 rằng công ty đã cam kết tuân theo luật pháp của Mỹ và cho phép các chuyên gia theo dõi các chính sách kiểm duyệt và kiểm tra mã điều khiển thuật toán của họ.

Thùy Dung

Theo SCMP

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *