Quốc tế 17/10/2014 12:24

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc "giảm sốc" năm nay và năm sau

FICA - Theo khảo sát của CNNMoney, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2014 được dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua chỉ đạt 7,3%, thấp hơn mục tiêu đề ra.

Truyền thông Mỹ: Kinh tế Trung Quốc có thể sụp đổ nay mai

Trung Quốc trên đường “mua sạch” nước Ý đang kiệt quệ

Nga – Trung đặt bút ký thỏa thuận lịch sử

Trung Quốc GDP Tháng Mười

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc 3 quý năm 2014 và dự báo năm 2015 (CNNMoney)

 

Với mức giảm liên tiếp trong mấy năm qua, chu kỳ tăng trưởng nhanh và cao của Trung Quốc kể từ trước Khủng hoảng tài chính 2008 được dự báo đã chấm dứt. Kinh tế nước này cũng rơi vào vòng tăng trưởng thấp sau 3 thập kỷ tăng trưởng nóng và nhanh.

 

Theo nhận định, tăng trưởng GDP của Trung Quốc cả năm 2014 có thể chỉ đạt 7,3% thấp hơn so với mục tiêu 7.5% mà Chính phủ nước này đặt ra và dự báo tăng trưởng GDP năm 2015 chỉ có thể đạt 7.0%.

 

Theo CNNMoney, tăng trưởng của Trung Quốc các quý vừa qua có xu hướng giảm, quý 1/2014 tăng trưởng đạt 7,4%, quý 2 là 7,5% và quý 3 đạt 7,2%

 

Tăng trưởng và dự báo tăng trưởng của năm 2014 và 2015 chậm so với ba thập kỷ vừa qua khi nền kinh tế nước này luôn duy trì tăng trưởng cao nhất nhì thế giới, trung bình 10%/năm và lọt vào 1 trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong hai năm 2012 – 2-13, GDP của Trung Quốc tăng trưởng chậm lại xuống 7,7% so với 9,3% năm 2011 và 10,5% năm 2010.

 

15 nhà kinh tế học nói trong báo cáo của CNN Money rằng, tăng trưởng Trung Quốc chậm lại là do nhiều chính sách của Chính phủ nước này đã được điều chỉnh, trong đó có hạn chế tăng trưởng nóng vào các ngành bất động sản và thu hút đầu tư giá rẻ ồ ạt, xuất khẩu nguyên liệu thô… Bên cạnh đó, Chính phủ nước này trước đó cho biết sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng thấp 7,5% và tiếp tục sử dụng các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng.

 

Báo cáo cũng lo ngại sự sụt giảm tăng trưởng của Trung Quốc ảnh hưởng đến xóa đói giảm nghèo, gây bất ổn do chênh lệch xã hội, không có nguồn lực để giải quyết các vấn đề phát triển, đặc biệt là lao động và việc làm khi giá lao động tăng cao. Báo cáo cũng đánh giá, dân số trong hai thập kỷ tới sẽ có tốc độ già hóa nhanh chóng, chênh lệch giàu nghèo ở mức cao… nếu tăng trưởng chậm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn cho Trung Quốc.

 

Các chỉ số đánh giá nền kinh tế của nước này cũng gây lo ngại đối với các chuyên gia kinh tế. 10 trong 15 nhà kinh tế tham gia khảo sát cho rằng lĩnh vực bất động sản đang là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc và xuất hiện bong bóng. Sau nhiều năm phát triển chóng mặt, lĩnh vực này hiện đang dư thừa, đầu tư giảm và giá nhà cũng giảm mạnh.

 

"Với triển vọng đầy thách thức của khu vực nhà ở, chúng tôi hy vọng Bắc Kinh sẽ đưa ra chính sách nới lỏng tiền tệ, xử lý nợ xấu trong lĩnh vực này để tránh điều tồi tệ nhất", Wei Yao Societe Generale cho biết.

 

Các nhà kinh tế cũng gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng phình nợ của các công ty lớn. Một số công ty đã vỡ nợ trong vài tháng gần đây và Chính phủ Trung quôc chưa từng có gói cứu trợ nào.

 

Báo cáo cũng cho rằng trong ngắn hạn, diễn biến biểu tình tại Hồng Kông sẽ không ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc. Nhưng về lâu dài sẽ có ảnh hưởng nhất định đến thu hút vốn nước ngoài vào Trung Quốc, ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của các công ty Trung Quốc. 

 

Nguyễn Tuyền

Theo CNNMoney

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *