Quốc tế 08/06/2019 07:00

Những vấn đề kinh tế sẽ được xem xét tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào tuần tới

Rủi ro từ cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc và các bước ngoặt dự kiến trong chính sách tiền tệ toàn cầu, sẽ là những vấn đề chính được bàn tới trong chương trình nghị sự, khi các giám đốc tài chính và ngân hàng Trung ương của Nhóm G-20 tập trung vào cuối tuần này tại Fukuoka, Nhật Bản.

Cuộc họp diễn ra khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đẩy mạnh hàng rào thuế quan, gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu. Các quan chức G-20 cũng sẽ thảo luận các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề từ tăng cường an ninh khu vực tài chính và áp thuế đối với các giao dịch quốc tế.

 

Chiến tranh thương mại

 

Trung Quốc không phải mục tiêu duy nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thuế quan ở Mexico sẽ có hiệu lực vào tuần tới, trừ khi có một thỏa thuận cuối cùng giữa Hoa Kì và Mexico. Và sau đó, Mỹ có thể tăng thuế đối với ô tô nhập khẩu, điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. Vì vậy, chắc chắn sẽ có nhiều điều cần phải bàn tới về chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ.

Tác động của chiến tranh thương mại với GDP toàn thế giới

Các giám đốc tài chính chắc chắn sẽ than phiền về sự ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại với nền kinh tế toàn cầu, nhưng một số người sẽ không thể trực tiếp chỉ trích thuế quan của Trump, vì sự hiện diện của Hoa Kỳ trong các cuộc thảo luận G-20.

Các quy tắc: Nên hay không nên

Các quan chức cần phải thảo luận các khuyến nghị liên quan đến chính sách thương mại, xung quanh việc “nên” hay “không nên. Về “không nên”: Cần đảm bảo rằng không nên có nền kinh tế nào thao túng tiền tệ của mình, đặc biệt khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa ra một danh sách theo dõi mở rộng đối với các quốc gia thao túng tiền tệ.

Chính quyền Trump đã đổ lỗi cho một đồng đô la mạnh đã làm tổn thương đến xuất khẩu của Hoa Kỳ. Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết trong một báo cáo cho vào ngày thứ Năm, “G-20 nên cung cấp cho chúng tôi bất kỳ dấu hiệu nào về việc các rủi ro tiền tệ sẽ trở thành chủ đề được bàn luận, chúng tôi thấy rằng đồng đô la đang chịu áp lực bán sớm”.

Về “nên”, các quan chức châu Á nên thảo luận về các hiệp ước đa phương đang được ban hành hoặc đang tiến hành trong khu vực, trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang đang bất ổn.

Fed và những người bạn.

Thế giới một lần nữa trông chờ vào các ngân hàng Trung ương để giải quyết các vấn đề kinh tế. Úc gần đây đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong ba năm và đang trông chờ rằng Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ sẽ giảm lãi suất trong năm nay.

Sự đổi mới tài chính cũng vẫn là một chương trình nghị sự ưu tiên cao. Một cuộc hội thảo về chủ đề này đã được lên kế hoạch và các nền kinh tế đi đầu ở châu Á về công nghệ tài chính sẽ có cơ hội chia sẻ các kinh nghiệm của họ.

Đồng thời các quan chức cùng trông đợi vào các ngân hàng trung ương trao đổi ý kiến ​​về hai vấn đề đau đầu nhất, về cấu trúc tài chính mới mà họ đã phải đối phó kể từ cuộc khủng hoảng tài chính trước: lạm phát thấp liên tục và làm thế nào để đo lường tốt hơn thị trường lao động trong bối cảnh có sự xuất hiện của nhiều nền kinh tế mới nổi.

Thách thức kỹ thuật số

Sự trỗi dậy của nền kinh tế kỹ thuật số đã đặt ra câu hỏi về cách tính phí thích hợp cho các giao dịch xuyên biên giới, bao gồm cả các “Internet”. Các vấn đề về thuế quan quốc tế sẽ được trao đổi ở trung tâm hội nghị chuyên đề, khởi động vào thứ Bảy. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin đang chuẩn bị tham gia cùng Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Liu Kun trong một hội thảo để thảo luận về các vấn đề xung quanh, đây là một cuộc gặp gỡ thú vị và hiếm có.

Các nước G-20 đang đặt mục tiêu tìm kiếm thỏa thuận về việc áp dụng thuế dựa trên thị trường mà các công ty kinh doanh thay vì dựa trên địa điểm của công ty, Theo tờ Nikkei Asian Review của Nhật Bản đã báo cáo vào tháng trước.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều mối đe dọa và các trường hợp tấn công mạng - bao gồm cả các mục tiêu lớn như khách sạn Marriott International và tập đoàn chăm sóc sức khỏe công cộng lớn nhất Singapore – các nhà hoạch định chính sách tài chính cần cảnh giác để đưa ra những bảo vệ thích hợp.

Ủy ban Ổn định Tài chính, sẽ đưa ra một bộ quy tắc để giải quyết các thách thức xung quanh việc quy định và giám sát Tài chính quốc tế, đồng thời cũng nỗ lực thiết lập các hướng dẫn về việc ngăn chặn các cuộc tấn công mạng và gần đây đã đưa ra một báo cáo tiến độ cho những quan chức tham dự G-20.

Nợ công của Italy

Với việc Italy là thành viên G-20, các lãnh đạo tài chính của quốc gia này có thể lên tiếng về việc Ủy ban Châu Âu Cảnh báo gần đây, rằng Ý đã không đạt được tiến bộ đủ trong việc giảm nợ và đảm bảo các quy trình xử lý kỷ luật.

Một lời khiển trách chính thức từ Ủy ban vẫn có thể gây ra rắc rối cho nền kinh tế Italy, vốn đang bất ổn do các biến động trên thị trường tài chính và căng thẳng từ các xung đột nội bộ.

 

Nhóm G-20 đã luôn họp hàng năm kể từ năm 1999, với việc Nhật Bản làm chủ tịch cho cuộc họp ngày 8-9 tháng 6 năm nay/

Những người tham dự chính sẽ đến từ Argentina, Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật Bản, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, và Liên minh châu Âu. Ngoài ra, những quốc gia khác cũng sẽ tham dự, bao gồm các quan chức từ các khu vực được đại diện như Singapore, Thụy Sĩ, cũng như từ các tổ chức đa phương như Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Vũ Huy Hoàng

Theo Bloomberg

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *