Quốc tế 05/12/2013 11:06

Mỹ có nguy cơ trở thành “nam châm hút tiền”

FICA - Thời gian tới, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể phải đối mặt với lựa chọn thúc đấy tăng trưởng hay kiểm soát bong bóng.

Các loại tài sản của Mỹ đang dần chiếm lấy vị trí độc tôn trên thị trường tài chính. Các nhà đầu tư toàn cầu mong muốn an toàn và tìm kiếm lợi nhuận khó có thể lựa chọn các loại tài sản hấp dẫn khác với lãi suất như vậy. Cơn mưa tiền giống như cơn mưa tiền đổ gây ra bong bóng công nghệ những năm cuối 1990 có thể sẽ sớm lặp lại tại Mỹ.

Tiết kiệm quá nhiều đồng nghĩa với việc đầu tư của thế giới quá nhiều và không khoản thặng dư xuất khẩu nào có thể thành van an toàn đối với thế giới hay bất kỳ quốc gia nào.

Năm ngoái tiết kiệm toàn cầu xấp xỉ 1/4 tổng GDP– xấp xỉ mức kỷ lục vào năm 2007. Tuy nhiên,  năm 2007, lãi suất thực cơ bản – lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm sau điều chỉnh lạm phát bình quân xấp xỉ 2,5%. Năm 2012 lợi suất này là -0,5% và năm nay là 0,5%. Thoạt nhìn qua điều này sẽ không gây trở ngại gì cho lợi tức từ vốn đầu tư nhưng cũng đã đủ để làm chậm lại các công trình nhà ở xây mới cũng như khiến cho các quốc gia đang phát triển chịu thâm hụt thương mại gặp khó trong các quyết sách của mình trong bối cảnh công cuộc phục hồi mỏng manh của eurozone có nguy cơ đổ vỡ và việc Nhật Bản duy trì chính sách phá giá để tăng sức cạnh tranh thu hút nhu cầu của toàn thế giới.

Các đồng tiền bị định giá thấp

Tiền của hầu hết thị trường mới nổi đều định giá quá mức do tỷ giá thực tế của hều hết nước phát triển đều thấp hơn giá trị thực. Cụ thể, chi phí đơn vị lao động ở Mỹ thấp hơn 15%, eurozone 10%, Nhật Bản hơn 20% và Anh gần 20% so với bình quân thời kỳ hậu Bretton-Woods 1973-2012. Các quốc gia này chiếm khoảng 3/5 GDP toàn cầu. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì “đồng tiền” của toàn cầu không thể bị định giá thấp được – do đó, đồng tiền của các thị trường mới nổi phải được định giá cao hơn tỷ giá thực của nó.

Trong khi các quốc gia đang phát triển có thâm hụt thương mại bị ảnh hưởng tiêu cực khi lợi suất trái phiếu tăng, các quốc gia có thặng dư thương mại – vốn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu – phải đối mặt với tình trạng phá giá tiền của các quốc gia phát triển. Mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu coi thị trường Mỹ là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên chiến lược này không còn hiệu quả do tỷ giá thực của USD đã ở mức thấp nhất kể từ thế chiến thứ II cũng như khả năng vay mượn đang bị hạn chế.

Trong khi đó, khu vực châu Âu cũng đang đối mặt với các vấn đề của riêng mình: Các thị trường Nam Âu “đang chìm nghỉm”. Do đó tình trạng phục hồi ngắc ngoải của khu vực này vẫn có nguy cơ kéo dài.

Tình hình ở Nhật Bản cũng không khá hơn khi các nhà đầu tư nước này đang tìm mọi cách đầu tư tài sản ở nước ngoài khi lãi suất trong nước đang ở mức thấp nhất.

Tăng trưởng trên đà tăng cao

Bàn về vấn đề tăng trưởng thì Mỹ là quốc gia có tương lai “sáng sủa” nhất trong bối cảnh các doanh nghiệp nước này đang đạt lợi nhuận cao do được hỗ trợ bởi đồng USD giảm giá. Trong trường hợp các tranh cãi về ngân sách liên bang được giải quyết vào cuối mùa đông thì tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ tăng hơn 3% từ đầu năm tới. Tỷ lệ này, tất nhiên chưa thể sánh được với thời kỳ bùng nổ của những năm cuối thập niên 1990 nhưng tăng trưởng chậm có thể trì hoãn tăng lãi suất cũng như lợi suất trái phiếu. Sản lượng năng lượng tăng cao khiến cho chi phí năng lượng xuống thấp, càng làm tăng tốc độ giảm giá. Do đó, rất khó để đồng USD cưỡng lại xu thế tăng giá.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng là một mối lo lớn khi theo cải cách mới thông qua, nước này sẽ dỡ bỏ các hàng rào kiểm soát đối với các dòng vốn chảy ra nước ngoài. Tiết kiệm hàng năm của Trung Quốc bằng khoảng ¼ của toàn thế giới trong khi các nhà đầu tư nước này tỏ ra ưu ái các loại tài sản của Mỹ hơn là của các quốc gia khác.

Thị trường bất động sản và chứng khoán bùng nổ sẽ sớm làm cho Fed rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ tăng trưởng hay thực thi các biện pháp để kiểm soát các loại bong bóng tài sản đang hình thành? 

Phương Linh

Theo FT

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *