Quốc tế 26/07/2020 15:55

Mối quan hệ EU-Trung Quốc sẽ chấm dứt khi triều đại của Angela Merkel sắp kết thúc?

Trong 15 năm làm thủ tướng Đức, Angela Merkel đã đến thăm Trung Quốc 12 lần để thúc đẩy mối quan hệ, nhưng di sản của bà có thể sẽ kết thúc nếu một hiệp ước đầu tư EU-Trung Quốc không được bảo đảm.

Thủ tướng Đức Angela Merkel được cho là một đồng minh đáng tin cậy của Bắc Kinh

Trong hơn một thập kỷ, khi Trung Quốc trải qua một giai đoạn đầy kịch tính cả về kinh tế và địa chính trị, Bắc Kinh đã tin tưởng vào một người để đảm bảo mối quan hệ với Châu Âu và do đó tránh được sự thù địch như với Washington.

Angela Merkel, thủ tướng Đức dài hạn, người có tiếng nói và ảnh hưởng nhất ở Liên minh châu Âu, vẫn là đồng minh trung thành nhất của Trung Quốc ở phương Tây, ngay cả khi Bắc Kinh ngày càng trở nên xa lánh với toàn cầu trong những tháng gần đây do một số vấn đề liên quan đến Huawei , Hồng Kông, Tân Cương và đại dịch coronavirus.

Nhưng khi bà Merkel chuẩn bị từ chức sau mùa hè năm sau, đồng hồ điểm tên Bắc Kinh – cần nhanh chóng đảm bảo một hiệp ước đầu tư song phương được đàm phán lâu dài với EU mà bà đã tài trợ.

Cuộc tổng tuyển cử Mỹ vào tháng 11 cũng có thể thay đổi sự cân bằng trong quan hệ EU-Trung Quốc. Theo một nhà ngoại giao châu Âu, sự đối lập của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đối với người thách thức thuộc Đảng Dân chủ Joe Biden sẽ thu hút khối EU gần gũi hơn với Washington.

“Nếu một nhà lãnh đạo mới của Đức đại diện cho châu Âu và một tổng thống mới đại diện cho Mỹ đều không ủng hộ Trung Quốc, đó sẽ là một cơn ác mộng đối với quốc gia này”, Đại sứ EU nói với tờ South China Morning Post.

Về phía châu Âu, năm 2020 đánh dấu thời hạn đã áp đặt để hoàn thành thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc. Thỏa thuận tìm cách mở cửa thị trường Trung Quốc cho các công ty châu Âu. Tuy nhiên, một số điều kiện quan trọng - như bãi bỏ chế độ ưu đãi của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ - vẫn khó để Bắc Kinh chấp nhận thỏa thuận.

Hiệp ước được coi là nỗ lực cuối cùng của EU để cố gắng thực thi sự thay đổi đối với Bắc Kinh và tái cân bằng mối quan hệ kinh tế song phương.

“Nếu một cuộc đàm phán thất bại - như nhiều người dự đoán - thì EU có khả năng chuyển sang một chương trình thực thi đối lập với Trung Quốc, sử dụng mọi thứ theo ý của mình và theo một cách mạnh mẽ hơn rất nhiều”, Andrew, một chuyên gia về quan hệ EU-Trung Quốc tại Quỹ Marshall của Đức nói.

Trong khi Mỹ đã gây chú ý trên toàn thế giới với chính sách thương mại mạnh mẽ của mình đối với Trung Quốc, thì EU đã xây dựng một cơ chế đặc biệt phòng vệ thương mại chống lại các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các công ty nhận trợ cấp của Nhà nước.

Vào tháng 6, EU đã thông qua một tờ điều luật đối phó với sự thay đổi do các khoản trợ cấp nước ngoài - phần lớn được xem là nhắm vào các công ty Trung Quốc.

Trong cùng tháng đó, EU đã áp thuế đối với các nhà sản xuất vải sợi thủy tinh của Trung Quốc ở cả Trung Quốc và Ai Cập, sau khi một cuộc điều tra cho thấy các công ty này đã được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp nhà nước không công bằng và tác động đến tính cạnh tranh của châu Âu. Khối này cũng cùng với Nhật Bản vận động Tổ chức Thương mại Thế giới để củng cố các quy tắc [Tổ chức Thương mại Thế giới] hiện có về trợ cấp công nghiệp - một động thái khác được coi là nhắm vào Trung Quốc.

“Mối quan hệ của EU và Trung Quốc đang trở nên tồi tệ hơn khi đầu tư từ Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013, đánh dấu mức giảm 69% so với mức đỉnh 37,3 tỷ euro (43,22 tỷ USD) vào năm 2016”, theo nghiên cứu từ Rhodium Group và Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator, sau khi EU đưa ra một quy định sàng lọc đầu tư nước ngoài được thiết kế để ngăn chặn những công ty Trung Quốc cản trở các tài sản chiến lược của châu Âu.

Và sự đi của thủ tướng Merkel cũng sẽ tăng sự ảnh hưởng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ở châu Âu, nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lại vào năm 2022.

Macron là một ngươi đã ủng hộ chủ quyền chiến lược của Châu Âu, ông là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên kêu gọi phản đối với tham vọng của Trung Quốc. Ông cũng kêu gọi sự thống nhất của EU trong việc đối phó với Trung Quốc, và ông được coi là người đề xuất việc cần dè chừng với Trung Quốc trong các tuyên bố chính thức của EU.

“Chúng ta phải cảnh giác với bất kỳ chiến lược nào của Trung Quốc có thể khai thác chúng ta”, Tổng thống Pháp nói trong The Last President of Europe. “Họ đang điều khiển các tuyến hàng hải, cáp, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải ở châu Âu: điều này ảnh hưởng tới lợi ích của chúng ta. Chính sách của Trung Quốc trong bối cảnh này là bá quyền, và chúng ta cần phải đẩy lùi”. Ông nhấn mạnh

Sự nhất trí gần đây giữa các quốc gia thành viên EU nhằm thúc đẩy các tuyên bố lên án Trung Quốc khi áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông là một ví dụ khác về sự cảnh giác ngày càng tăng đối với các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc.

“[Trung Quốc] luôn luôn cực kỳ thâm sâu trong những kế hoạch của mình, không chỉ là về thương mại”, thủ tướng Macron đã cảnh báo trong cuốn sách. “Trung Quốc giống như một người chơi cờ vây vậy”.

Thùy Dung

Theo Scmp

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *