Quốc tế 21/09/2019 07:30

Lý do Nhật Bản tự hào là lực lượng thương nhân bán lẻ mạnh nhất thế giới

Theo ước tính, 85 phần trăm thương nhân là nam giới, chủ yếu ở độ tuổi 30, 40 và 50.

 

Description: Japan economy, Japan yen, yen, japan currency

Đồng tiền có mệnh giá lớn nhất của Nhật – 10 000 yên (hơn hai triệu Việt Nam đồng)

Câu chuyện về “Mrs Watanabe” - những bà nội trợ ở Tokyo có hứng thú với các giao dịch tiền tệ ngoài những chuyện thường nhật như trường học và khu mua sắm - hiếm khi được nhắc đến trong đề tài về các thương nhân bán lẻ Nhật Bản trên thị trường ngoại hối.

Với gần 800.000 tài khoản ngoại hối đang hoạt động, Nhật Bản tự hào là lực lượng giao dịch bán lẻ mạnh nhất thế giới. Con số này đã tăng lên gấp đôi gần một thập kỷ qua, dẫn đến sự biến động giá mạnh nhất trong thời gian gần đây, bao gồm sự cố Flash Crash khiến đồng đô la giảm trong chớp nhoáng nhưng lại khiến đồng yên tăng vọt.

Trái ngược với suy nghĩ của “Mrs Watanabe” coi giao dịch tiền tệ chỉ là hứng thú, hầu hết các thương nhân Nhật Bản là những người đàn ông trung niên, họ tham gia vào thị trường vào những năm lãi suất cực thấp. Họ là thế hệ làm việc tại văn phòng vào ban ngày và làm thêm giờ ở các thị trường ngoại hối vào ban đêm, với hy vọng xây dựng một tổ ấm gia đình khi mà các ngân hàng trong nước trả tiền tiết kiệm hầu như bằng không.

Yasushi Takagi, một nhà văn 44 tuổi, đã bắt đầu giao dịch ngoại hối vào đầu những năm 30 tuổi để làm tăng thu nhập của mình. Ông nói rằng: “Có rất nhiều cá nhân đầu tư không nhận ra rằng họ đang đầu tư một cách phi lý, có rất nhiều các loại tiền tệ có lãi suất cao như đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng peso của Mexico và đồng rand của Nam Phi, ở bên ngoài kia không có ai trừ người Nhật Bản đầu tư vào cả”.

Ông Takagi cảm thấy lo lắng về tương lai Nhật Bản, điều đó đã thôi thúc ông phải nắm lấy cơ hội cho chính mình trên thị trường tiền tệ quốc tế, nơi mà có trị giá 6,6 nghìn tỷ đô la một ngày. Ông nói rằng: “Có những khoản thâm hụt tài chính rất lớn, do đó chúng tôi không biết những gì sẽ xảy ra với lương hưu của mình sau này.”

Ông Takuya Kanda là tổng giám đốc của Viện nghiên cứu Gaitame.Com, nền tảng internet hàng đầu cho các nhà đầu tư bán lẻ. Ông cho biết, mỗi cá nhân thường thực hiện một giao dịch mỗi ngày, sử dụng tài khoản ký quỹ để gửi khoảng 100.000 yên ( 930 USD ) vào số tiền cược có trị giá gấp 10 lần số tiền đó. Chiến lược tiếp theo của họ là giao dịch chênh lệch lãi suất, tức là bán đồng yên đi đồng thời sử dụng tiền vay từ tài khoản ký quỹ để nạp tiền vào các nền kinh tế có lãi suất cao hơn nhiều.

Theo ước tính của Gaitaime, 85 phần trăm thương nhân là nam giới, chủ yếu ở độ tuổi 30, 40 và 50. Dù có ít cá nhân nổi bật, nhưng ông Kanda chỉ ra rằng một nhóm nhỏ các nhà đầu tư hiện đang mua và bán các loại tiền tệ có cùng quy mô lớn như các ngân hàng quốc gia. Từ dữ liệu của Hiệp hội Dự đoán Tài chính Nhật Bản cho thấy giao dịch ký quỹ chiếm gần một nửa số giao dịch giao ngay (hối đoái giao ngay).

Bùng nổ “ đánh cược”

Theo nghiên cứu từ ngân hàng Trung ương Quốc gia Nhật Bản, do các thương nhân bán lẻ Nhật Bản có suy nghĩ trái ngược, họ sẽ tiến vào thị trường khi giá giảm và có ảnh hưởng nhất định đối với dòng chảy tiền tệ. Nhưng một khi của kết quả đánh cược là sai lầm, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Họ dễ dàng bị tổn hại và sau đây là trường hợp trong giai đoạn nghỉ năm mới ở Nhật Bản vào ngày 3 tháng 1.

Tại thời điểm giao dịch thuận lợi ở Mỹ, việc mở các trung tâm tài chính quan trọng ở Châu Á dẫn đến một làn sóng là mọi nơi bán đồng lira và đồng đô la Úc chứ không phải đồng yên. Khi đó khiến cho các tài khoản bán lẻ của Nhật Bản rơi vào tình trạng nợ nần, điều này đã gây ra một loạt các công ty buộc phải thanh lý do thua lỗ chỉ trong chớp mắt.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, so với các loại tiền tệ mới nổi như đồng lira, giao dịch bằng đồng yên đang tăng mạnh trong ba năm qua, ngay cả khi thị phần đồng yên trên doanh thu toàn cầu giảm. Dữ liệu BIS cho thấy, giao dịch giữa đồng euro – đồng yên và giữa đồng đô la – đồng yên cũng đang tăng lên.

“Mrs Watanabe” là ai ?

Watanabe là một trong những họ phổ biến nhất ở Nhật Bản, có thể so với họ Smith hoặc Jones ở các quốc gia nói tiếng Anh, và theo truyền thống người vợ Nhật sẽ là người kiểm soát chi tiêu trong gia đình. Câu chuyện về những bà nội trợ “Mrs Watanabe” nổi lên trong thị trường ngoại hối rất sớm từ đầu những năm 1990, khi nền kinh tế bong bóng Nhật Bản nổ ra, buộc những người tiết kiệm phải cân nhắc đến cổ phiếu, tài sản hữu hình và tài khoản tiết kiệm ngân hàng để lấy lại số tiền của họ.

Ý nghĩ coi các bà nội trợ là “Mrs Watanabe” được biết đến rộng rãi hơn vào giữa những năm 2000, thời điểm mà xuất hiện cải cách về quy tắc tài chính giúp các cá nhân giao dịch tiền tệ dễ dàng hơn. Vài trường hợp đã dễ dàng trốn thuế và họ cho rằng họ là người chi phối được giao dịch ký quỹ.

Một trong những ví dụ điển hiền nhất là một người thợ cắm hoa ở Tokyo, bà tham gia vào thị trường ngoại hối để kiếm thêm tiền và rất thành công, bà đã khiến các nhà giao dịch tại các ngân hàng toàn cầu rơi vào cảnh “hổ thẹn”. Bà bị kết án án tù treo khi không báo cáo 400 triệu yên tiền thắng cược cho chính quyền.

Cắt bỏ biệt danh “Mrs Watanabe”

Bà Tomoyo Morie, 50 tuổi, bắt đầu giao dịch ở Tokyo tám năm trước, nói: “Tôi là một người nội trợ, liệu tôi có phải là một “Mrs Watanabe”? Tôi không thích cái biệt danh này. Khi bạn nhìn vào thị trường giao dịch ký quỹ, bạn sẽ thấy ở đó là chủ yếu là đàn ông cơ mà”.

Morie và Takagi, cũng giống như nhiều người Nhật Bản tham gia vào thị trường tiền tệ, đã học cách giao dịch từ “chợ” được điều hành bởi các nền tảng internet bán lẻ, tự nghiên cứu và nghiệm ra lỗi và các sai số. Họ cũng tìm hiểu các biểu đồ xu hướng giá hàng ngày, nhặt nhạnh các “thủ thuật” trên các blog ngoại hối và phương tiện truyền thông xã hội, họ giao dịch qua máy tính xách tay và điện thoại di động.

Bà Morie nói rằng: “Tôi đặt cảnh báo cho các mức độ cụ thể, phân tích thị trường đang hoạt động như thế nào trước khi giao dịch. Tôi thường xem lại chỗ đứng của mình trước các chỉ số kinh tế sắp diễn ra, nhưng cũng tùy trường hợp cụ thể”.

Bà cũng đã thử giao dịch kim loại quý nhưng bị thất bại khi đánh cược rằng bạch kim sẽ vượt trội hơn vàng trong khoảng thời gian thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc đầu năm 2016. Bà Morie nói rằng: “Tôi đã thấy những điều không ngờ đến trong cuộc bỏ phiếu Brexit và Trump đắc cử, tôi biết bây giờ phải cẩn thận hơn trong việc quản lý tiền của mình”.

Tuổi trẻ tài cao

Dù số lượng nhà đầu tư ở tuổi trung niên chiếm đa số nhưng các nhà đầu tư trẻ tuổi cũng bắt đầu tạo được dấu ấn. Eridanus Yano, một sinh viên 19 tuổi đến từ Tokyo khi đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học, đã giao dịch đặc biệt bằng cách sử dụng kỹ thuật gọi là “scalping”. Đây là một cách tiếp cận tần số cao, ngày càng phổ biến, thu lợi nhuận nhỏ một cách thường xuyên, giao dịch tiền tệ -  mua vào bán ra liên tục bằng cách vào và thoát lệnh nhiều lần trong ngày.

Yano chia sẻ: “Đây hoàn toàn là kỹ thuật. Tôi không nhìn vào các nguyên lý cơ bản thông thường.”  Yano đã kiếm được 3 triệu yên khi bắt đầu giao dịch một năm trước. “Tôi dành thời gian sau giờ học để thực hiện giao dịch bằng cách xem các biểu đồ, nhất là biểu đồ một phút”.

Yano là một người thích xe đạp và ý định mới đầu của anh là chỉ là mua một chiếc xe đạp đắt tiền, nếu mà chỉ đi làm bán thời gian không thể mua được. Yanoi nói: “Tôi bắt đầu tìm cách đầu tư để kiếm tiền và tôi nhận thấy rằng giao dịch ngoại hối là nơi dễ dàng nhất để bắt đầu. Tôi cũng khá hứng thú với thị trường này.”

Bây giờ Yano đã mua được xe đạp như ý muốn ban đầu của mình và đặt mục tiêu tiếp theo cao hơn là một chiếc xe hơi thể thao điện Tesla Roadster. Yano nói: “Tôi muốn mua nó trong thời gian sớm từ số tiền kiếm được trong giao dịch ngoại hối”.

 

Thùy Dung

Theo Business Standard

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *