Quốc tế 17/05/2015 09:30

Kinh tế giảm tốc cũng không ‘hạ gục’ được FDI Trung Quốc

Ngày 15.5, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào quốc gia đã tăng hơn 10% vào tháng 4. Đây là tốc độ gia tăng cao nhất trong những tháng gần đây của đất nước này dù tốc độ tăng trưởng kinh tế đang theo hướng chậm lại.

trong đó không bao gồm các lĩnh vực tài chính, đã tăng 10,5% lên đến 9,61 tỉ USD, sau khi tăng 2,2% vào tháng 3 và 0,9 %  vào tháng 2, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết.

 

Trong bốn tháng đầu năm nay, FDI tại nước này đã tăng tổng cộng 11,1%, lên đến 44,49 tỉ USD.
 
"Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ đang tăng nhanh”, phát ngôn viên Bộ Thương mại, Shen Danyang phát biểu trước báo giới.
 

FDI trong nghành công nghiệp dịch vụ đã tăng 24,8% trong 4 tháng đầu năm, trái ngược với mức giảm 5,4% trong vốn đầu tư sản xuất.

 

Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, mức đầu tư từ 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu đã tăng 22,2 % lên 2,52 tỉ USD.

 

Trung Quốc đã thu hút tổng cộng 119,6 tỉ USD FDI trong năm 2014, tăng 1,7%, trong khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) đạt 102,9 tỉ USD, tăng 14,1% và vượt qua mốc 100 tỷ USD lần đầu tiên sau khi các công ty Trung Quốc đang tìm đến vốn đầu tư từ các quốc gia khác.

 

Nhìn chung, ODI của Trung Quốc đã tăng 36,1%, lên 34,97 tỉ USD  trong 4 tháng đầu năm.

 

Mức đầu tư vào Liên minh châu Âu đã tăng vọt lên 487% do một thỏa thuận hóa dầu được công bố trước đó ở Hà Lan, và đầu tư vào Mỹ tăng 33,5 % , tuy nhiên đầu tư của Trung Quốc vào Úc lại giảm mạnh 65 %, Bộ Thương mại cho biết.

 

ODI vào Đức tăng 246 % trong quý đầu tiên trong năm nay, lên tới  210 triệu USD, phát ngôn viên Shen cho biết.

 

Hai nền kinh tế này đang  "mạnh mẽ bổ sung" cho nhau và Bắc Kinh sẽ tiếp tục "khuyến khích và hỗ trợ" các công ty Trung Quốc đầu tư ở Đức, ông nói thêm.

 

"Hợp tác đầu tư không chỉ có thể giúp các công ty Trung Quốc có được công nghệ tiên tiến và mạng lưới phân phối quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh của họ, mà các công ty này cũng có thể được hưởng lợi từ các công ty của Đức về mặt tiếp cận thị trường Trung Quốc và mở rộng thị phần của mình”, ông nói.

 

Trong những năm gần đây, sức hút đầu tư của Trung Quốc đã giảm do chi phí đất và lao động tăng cao, áp lực cạnh tranh cao từ các nước Đông Nam Á như Việt Nam, và những lo ngại về cuộc điều tra chính thức.

 

Tuyết Nhung (Theo The Straits Times)

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *