Quốc tế 02/06/2020 06:10

Khi nền kinh tế Mỹ chìm trong biển lửa

Các thành phố trên khắp nước Mỹ đang bị tấn công bởi các cuộc biểu tình ngày một bạo lực hơn, xuất phát bởi sự phẫn nộ về cái chết của George Floyd. Bạo lực khiến Amazon phải thu hẹp quy mô giao hàng và đóng cửa các trạm giao hàng ở một số thành phố bao gồm Chicago, Los Angeles và Portland.

Một quả pháo hoa phát nổ gần những cảnh sát khi những người biểu tình phản đối cái chết của George Floyd ở Washington.

Khi nước Mỹ quyết định mở cửa trở lại sau nhiều tuần phong tỏa do coronavirus, bạo lực đã nổ ra ở hàng chục thành phố sau cái chết của George Floyd, một người đàn ông da đen ở thành phố Minneapolis, đã chết sau khi bị những cảnh sát da trắng đè đầu gối vào cổ trong hơn 8 phút.

Từ Los Angeles, Miami đến Chicago, những cuộc biểu tình được với những tiếng hô “Tôi không thể thở được” - một tiếng kêu vang những lời nói hấp hối của George Floyd trước khi chết - bắt đầu một cách yên bình trước khi những người biểu tình chặn đường, đốt lửa và đụng độ với cảnh sát chống bạo động, một số đạn hơi cay và đạn nhựa đã buộc phải dùng trong nỗ lực khôi phục trật tự.

Cảnh tượng người biểu tình tràn ngập đường phố kết hợp với nhiều tuần bị phỏng tỏa do đại dịch coronavirus, khiến hàng triệu người bỏ việc và khoảng cách giàu nghèo gia tăng, ta gây nên một cuộc khủng hoảng trên khắp nước Mỹ.

Một báo cáo liên quan chỉ ra rằng ít nhất 1.383 người đã bị bắt tại 17 thành phố của Mỹ kể từ thứ Năm. Con số thực tế có khả năng cao hơn khi các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục vào tối thứ Bảy

Sự hỗn loạn, xảy ra trong bối cảnh khi nền kinh tế Mỹ đang vật lộn để trở lại từ chế độ “ngủ đông” do coronavirus. Sau cái chết của hơn 104.000 người Mỹ, sự can thiệp chưa từng có của chính phủ và sự gián đoạn lớn đối với hoạt động kinh doanh và cuộc sống hàng ngày, tình cảnh bất ổn trên toàn nước Mỹ là một sự tương phản ảm đạm với những lạc quan gần đây của thị trường chứng khoán. Chỉ số S & P 500 vẫn tiếp tục tăng trong tuần thứ hai liên tiếp.

“Tôi nghĩ mọi người đang nhận ra rằng công việc của họ có thể không quay trở lại nhanh chóng. Đây không chỉ là căng thẳng chủng tộc”, Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng tại Moody cho biết. Ông nói điều này làm nổi bật nên chiều sâu của sự tuyệt vọng ở Mỹ, trích dẫn số liệu 20 phần trăm dân số thất nghiệp và 50 triệu công nhân đã mất việc và bị cắt giảm lương.

Bạo lực đã khiến Amazon hạn chế quy mô giao hàng và đóng cửa các trạm giao hàng ở một số thành phố bao gồm Chicago, Los Angeles và Portland. Target Corp đã đóng cửa 32 cửa hàng xung quanh trụ sở chính của thành phố Minneapolis, cho biết họ sẽ đóng cửa hàng chục cửa hàng khác trên toàn quốc, ít nhất là tạm thời. Apple Inc. đã đưa ra một tuyên bố rằng, “Để bảo vệ an toàn cho các nhân viên của chúng tôi, chúng tôi đã đưa ra quyết định tạm đóng cửa một số cửa hàng ở vào Chủ nhật”.

Những hình ảnh đốt xe, cướp bóc và bắt giữ bạo lực của cảnh sát cầm dùi cui diễn ra khi các chủ doanh nghiệp cố gắng khuyến khích những khách hàng của mình tăng cường mua sắm.

Một ki-ốt của Sở Cảnh sát Los Angeles bốc cháy ở trung tâm mua sắm The Grove, Los Angeles.

Tổng thống Donald Trump đã tham dự vụ phóng tên lửa SpaceX lịch sử ở Florida vào thứ Bảy trước đó và trở lại Nhà Trắng trên Marine One vào khoảng 8h30 tối. Khi các máy bay trực thăng của tổng thống tình cờ được thấy gần Nhà Trắng, một số người biểu tình đã hét lên những lời tục tĩu và giơ nắm đấm của họ.

Tổng thống Trump sau đó đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với những kẻ bạo loạn, những kẻ cướp bóc và vô chính phủ.

“Chính quyền của tôi sẽ ngăn chặn bạo lực và chúng tôi sẽ ngăn chặn nó một cách lạnh lùng”, ông Trump nói, đổ lỗi cho bạo lực ở một số thành phố trên xuất phát do các nhóm phe cánh tả cực đoan.

Các nhà hoạt động dân quyền đã phát tán video về vụ bắt giữ Floyd hôm thứ Hai - được quay bởi điện thoại di động của một người đi đường, trong video, anh đã liên tục cầu cứu: “Đất nước này có sự thiên kiến ​​chủng tộc dai dẳng trong hệ thống tư pháp hình sự”.

Nhưng các cuộc biểu tình lan truyền nhanh chóng – cả biểu tình ôn hòa và vô luật pháp - cũng trùng hợp với tâm trạng bất mãn sâu sắc của người dân với quốc gia khi nỗi sợ hãi ám ảnh xã hội và sự tàn phá kinh tế do đại dịch coronavirus gây ra.

Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio cho biết hôm Chủ nhật rằng bạo lực sẽ không trì hoãn kế hoạch của thành phố để khởi động lại các doanh nghiệp bán lẻ, xây dựng, sản xuất và thương mại. Nhưng  chi phí của việc điều hành thành phố trong những ngày biểu tình chắc chắn sẽ khiến ngân sách - đang bị căng thẳng do nền kinh tế phong tỏa, ngày một khó khăn.

“Chúng tôi chắc chắn đã phải sử dụng rất nhiều nguồn lực trong những ngày này và tôi nghĩ rằng có thể là vài ngày nữa. Nhưng tôi không nghĩ rằng nó sẽ tiếp tục mãi mãi”, ông nói trong một cuộc họp báo. “Về mặt tác động đối với việc khởi động lại thành phố của chúng tôi, tôi không thấy gì cả.”

Cho đến nay, tình trạng bất ổn dường như đã đặt ra một thách thức không thể phủ nhận cho nền kinh tế Mỹ. Các tài xế giao hàng của Amazon ở Chicago và Los Angeles đã nhận được tin nhắn vào tối thứ Bảy cho biết: Nếu bạn hiện đang giao các gói giao hàng, hãy dừng ngay lập tức và trở về nhà. Nếu bạn chưa hoàn thành tuyến đường của mình, vui lòng trả lại các gói hàng chưa được gửi đến bất cứ địa điểm lấy hàng nào ngay lập tức.

“Một số cửa hàng CVS Health Corp, đã bị thiệt hại trong các cuộc biểu tình nhưng không có nhân viên nào bị thương”, người phát ngôn Mike DeAngelis nói trong một email. Do đó, một số cửa hàng đã bị đóng cửa và một số cửa hàng khác tạm thời đóng cửa để đề phòng.

Những người biểu tình ở Los Angeles đã đụng độ với cảnh sát ở thành phố quận Fairfax, nơi đám đông cố gắng tiến vào trường quay của đài truyền hình CBS nhưng bị các nhân viên an ninh đẩy lùi, tờ Los Angeles Times cho biết.

Những kẻ cướp bóc đã đột nhập vào các cửa hàng tại trung tâm mua sắm The Grove ở Fairfax, Truyền hình địa phương đưa tin, bao gồm cửa hàng bách hóa Nordstrom, và các cửa hàng Ray-Ban và Apple, cũng như vào các cửa hàng dọc theo khu phố Rodeo Drive nổi tiếng của vùng đồi Beverly Hills.

Thị trưởng Los Angeles, Eric Garcetti nói với các phóng viên: “Đây không còn là một cuộc biểu tình. Đây là phá hoại”.

Tuần lễ bất ổn đã gợi nhớ lại cuộc bạo loạn ở Los Angeles gần 30 năm trước sau khi Tòa án đã tha bổng cho các sĩ quan cảnh sát da trắng, người đã giết Rodney King, một người lái mô tô da đen trong một cuộc rượt đuổi tốc độ cao.

Hơn 60 người chết, hơn 2.000 người bị thương và hàng ngàn người bị bắt trong năm ngày bạo loạn vào năm 1992, với thiệt hại tài sản lên tới 1 tỷ USD.

Thùy Dung

Theo Scmp

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *