Quốc tế 30/05/2020 10:13

Kế hoạch triệt để 2,6 nghìn tỷ USD đưa Châu Âu trở về từ vực thẳm

Đối mặt với cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử, EU muốn xây dựng một cây cầu mới: Châu Âu sẽ khai thác sức mạnh đoàn kết của mình bằng cách thực hiện một kế hoạch cứu trợ khổng lồ để giúp tất cả những nước trong khối liên minh EU vượt qua khó khăn kinh tế trong giai đoạn này.

President Von der Leyen Presents EU Virus Finance Recovery Plan

Chủ tịch ủy ban EU, Đức, bà Ursula von der Leyen tại Nghị viện Châu Âu tại Brussels, vào ngày 27 tháng 5. Ảnh: Geert Vanden

Một kế hoạch phục hồi tài chính dài hạn lớn chưa từng có trong lịch sử Châu Âu trị giá 2,4 nghìn tỷ EUR (2,6 nghìn tỷ USD ) đã được EU tiết lộ vào thứ 4 vừa qua. Công cụ đầu tiên nằm trong kế hoạch 2,4 nghìn tỷ EUR mang tên Next Generation EU – một kế hoạch phát hành nợ chung trị giá 750 tỷ EUR ( 825 tỷ USD ) đã bắt đầu làm dịu thị trường hiện đang hỗn loạn ở Châu Âu và có thể giúp khôi phục lại tình đoàn kết của khối liên minh Châu Âu trong bối cảnh sự căng thẳng nghiêm trọng đang gia tăng hiện nay.

Với nỗi đau kinh tế lan rộng trên khắp lục địa, sáng kiến này sẽ là một bước tiến lớn đối với liên minh tài chính EU gồm 27 quốc gia thành viên và nhằm mục đích xây dựng lại một khối liên minh EU tốt đẹp hơn.

Khi số người chết do Covid-19 gây ra vào tháng 3 tăng lên, lan rộng về phía bắc, từ các trung tâm chăm sóc sức khỏe đến các bệnh viện của Ý và Tây Ban Nha đều quá tải bệnh nhân. EU đã rơi vào sự căng thẳng cực độ, các quốc gia thành viên chống lại nhau trong các cuộc tranh giành tài nguyên để bảo vệ chính họ. Điển hình, tại Ý, nhà lãnh đạo phe đối lập Matteo Salvini đã công khai nói về việc rút đất nước của mình ra khỏi EU.

Những khó khăn trên đã khiến các quốc gia phải thực hiện nhiều gói cứu trợ khổng lồ để xoa dịu nỗi đau của nền kinh tế và Châu Âu cũng cần thiết phải tham gia giải quyết những khó khăn này.

Thủ tướng Angela Merkel, trong hoàng hôn của sự nghiệp, phải đảo ngược những năm tháng không khoan nhượng của Đức để kêu gọi trái phiếu được hỗ trợ bởi ngân sách Trung ương, điều đó đã cho ta thấy sự nghiêm trọng thực sự của vấn đề.

Kế hoạch Pháp-Đức

Kế hoạch của EU tuân theo một đề xuất được đưa ra vào đầu tháng này bởi Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trong kế hoạch đó, ủy ban - bộ phận điều hành của khối sẽ phát hành 750 tỷ EUR nợ, trong đó có 500 tỷ EUR được giải ngân như các khoản tài trợ và phần còn lại là 250 tỷ EUR sẽ được giải ngân dưới dạng cho vay.

Nhưng việc thực hiện được kế hoạch này vẫn còn là một điều xa xôi bởi sự bất đồng quan điểm của nhiều quốc gia.

Bản thân bà Merkel cho biết bà dự đoán các cuộc đàm phán và phê chuẩn kế hoạch sẽ chiếm phần lớn thời gian trong năm và Bộ trưởng EU Thụy Điển, Hans Dahlgren, nói với các phóng viên rằng đất nước của ông đã không chấp nhận kế hoạch này. Ông đã tổ chức một cuộc gọi video với các đối tác của mình từ Áo, Đan Mạch và Hà Lan vào chiều thứ 4 để thảo luận về các động thái tiếp theo.

Theo đề xuất của ủy ban, Ý sẽ nhận được 81,8 tỷ euro tiền tài trợ, Tây Ban Nha 77,3 tỷ euro, Hy Lạp 22,5 tỷ euro và Pháp 39 tỷ euro.

Nếu được chứng thực, kế hoạch này sẽ giảm bớt áp lực cho Ngân hàng Trung ương châu Âu để Ngân hàng có thể đóng vai trò là tuyến phòng thủ chính của khu vực đồng euro trong các cuộc khủng hoảng. Chương trình mua trái phiếu khẩn cấp 750 tỷ euro của ngân hàng trung ương EU đã giúp ngăn chặn chi phí vay vượt khỏi tầm kiểm soát và các nhà hoạch định chính sách của ECB dự kiến sẽ mở rộng chương trình này ngay trong tháng tới.

Nhưng chương trình hiện vẫn đang trong quá trình thí điểm để xem xét các phương án phù hợp, trong khi đó, những tổn thất và chi phí kinh tế do đại dịch gây ra vẫn đang gia tăng.

Merkel nói trong một bài phát biểu tại Berlin vào cuối ngày thứ 4 vừa qua rằng: “Làm chủ sự phục hồi kinh tế sẽ đòi hỏi một nỗ lực phi thường để đối phó với thách thức phi thường này.”

Bà Merkel cho biết các quyết định để giải quyết những vấn đề trong đại dịch là một trong những khó khăn lớn nhất trong toàn bộ nhiệm kỳ của mình với tư cách là một thủ tướng.

Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs cho biết: “Tầm quan trọng của đề xuất này trong tuần này không chỉ nằm ở số tiền mà nó sẽ mang lại, mà còn ở dạng đoàn kết tài chính mới.”

Các nhà kinh tế của Goldman Sachs do Sven Jari Stehn dẫn đầu đã nói rằng: “Kế hoạch cứu trợ đề xuất của Macron-Merkel cho thấy một cam kết sâu sắc với Châu Âu và tăng khả năng hội nhập với quy mô hơn nữa.”

Thùy Dung

Theo bloomberg

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *