Quốc tế 23/12/2013 18:17

Fed tròn 100 tuổi

FICA - Ngày 23/12/1913, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson ký Luật Dự trữ liên bang, thành lập ngân hàng Trung ương Mỹ và hôm nay, tổ chức này sẽ tròn 100 tuổi.



Được thành lập trong cơn khủng hoảng tài chính đầu thế kỷ 20 và những nghi ngờ về việc tập trung quyền lực, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có lẽ đã trở thành tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới.

Fed bao gồm một nhóm nhỏ các nhà kinh tế không được lựa chọn thông qua bầu cử nhưng lại quyết định những chính sách có liên quan mật thiết đến từng người dân Mỹ và thậm chí có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đóng vai trò quan trọng làm cho Fed và Chủ tịch Ben Bernanke nổi tiếng trên toàn thế giới. Nhưng đây chỉ là sự kiện mới nhất trong suốt 100 năm quản lý khủng hoảng của Fed.

3 lần thử nghiệm

 

Đầu thế kỷ 20 chứng kiến hàng loạt những cơn khủng hoảng tài chính, trong đó, nghiêm trọng nhất là cuộc khủng hoảng sau cơn động đất tại San Francisco năm 1906. Sự kiện này là lý do cho cuộc họp bí mật dưới hình thức một chuyến đi săn vịt tại đảo Jekyll ở Georgia năm 1910 của một nhóm các chính trị gia và quản lý tài chính hàng đầu để lên kế hoạch về một hệ thống ngân hàng Trung ương. Thật ra đây là nỗ lực lần thứ 3 của Mỹ để thành lập ngân hàng Trung ương.

Hình mẫu ngân hàng Trung ương đầu tiên được Alexander Hamilton đưa ra, dưới thời George Washington năm 1791, bất chấp ý kiến phản đối dữ dội của Thomas Jefferson (cựu tổng thống phe cảnh tả). Ngân hàng này chỉ tồn tại được 20 năm cho đến hết thời hạn được phép hoạt động.

Nỗ lực thứ 2 bị Andrew Jackson cho ngừng hoạt động vào năm 1836.

Cố Tổng thống Thomas Jefferson (trái và Andrew Jackson đều phản đối việc thành lập một ngân hàng Trung ương

Hai thử nghiệm đầu tiên đều thất bại do quan niệm thâm căn cố đế trong văn hoá Mỹ không ủng hộ vào quyền lực tập trung trong khi việc hình thành Cục dự trữ liên bang cuối cùng là để thực hiện điều này.

Trung tâm của Fed là Uỷ ban quản lý thị trưởng liên bang (FMOC) - bao gồm 12 Chủ tịch các chi nhánh của Fed trên khắp đất nước, quản lý tình hình nông nghiệp, công nghiệp, và tài chính trên toàn nước Mỹ từ năm 1913. Ngoài 12 người này, Ủy ban này còn bao gồm 7 thống đốc ở Washington. Những thành viên thuộc FMOC - đơn vị quyết định chính sách tiền tệ quốc gia. Ủy ban này còn có thể quyết định các khoản vay khẩn cấp cho các định chế tài chính.

Sức ép khủng khiếp

Những quyền lực này được sử dụng trong suốt cuộc khủng hoảng 2008,khi thệ thống tài chính thế giới đang trên bờ vực sụp đổ những quyền lực này được khai thác triệt để.



Ben Bernanke, Chủ tịch đương nhiệm đang chuẩn bị rời Fed trong dịp đầu năm mới.


Richard Fisher, chủ tịch của Quỹ dự trữ bang Dallas nói đây là thời kỳ căng thẳng đến vỡ đầu cho bất kỳ nhân viên nào của Fed. "Trong 18 tháng, tôi không nghĩ rằng mình đã ngủ trọn một một đêm nào. Không một đêm nào tròn giấc", Fisher nói với BBC.

"Đây là thời kỳ căng thẳng với tất cả những người có liên quan, đặc biệt là với Chủ tịch Bernanke, bởi đây là thời điểm khó khăn và phức tạp nhất. Nhưng một ai đó phải hàng động và đây là việc ngân hàng trung ương phải làm. Chúng tôi là người cho vay cuối cùng".

Khủng hoảng 2008, chắc chắn không phải là cuộc khủng hoảng đầu tiên mà Fed trải qua.

Món quà của lịch sử

Suy thoái kinh tế năm 1930 là một cuộc kiểm tra mà Fed đã thất bại trong mắt nhiều nhà sử học và nhà kinh tế. Họ cho rằng Fed đã "bỏ đói" khi không cung cấp tiền cho nền kinh tế Mỹ trong khi đang nhẽ ra nên làm ngược lại.

 

Nhiều người Mỹ chỉ trích thậm tệ chính sách của Fed trong cuộc Đại Suy Thoái


Theo Neil Irwin, tác giả của The Alchemists - Bên trong thế giới bí mật của các nhân viên ngân hàng Trung ương, thật may mắn là Ben Bernanke đã rút kinh nghiệm từ những bài học này.

"Thật là may mắn khi chúng ta khi Fed có vị Chủ tịch này, người biết điều gì có thể xảy ra khi ngân hàng Trung ương không hành động quyết đoán. Đây là một món quà may mắn của lịch sử Fed".

Có lẽ thử thách lớn tiếp theo sau cuộc Đại Suy Thoái là cuộc chiến chống lạm phát trong những năm 1970, khi chủ tịch thời đó Paul Volcker tăng lãi suất lên 20% để loại bỏ tất cả tiền trong nền kinh tế và ngăn chặn giá cả leo thang.

Đây đó vẫn có những phản đối trong cả giới chính trị lẫn dân chúng. Các doanh nghiệp xây dựng vứt vật liệu bên ngoài toà nhà Fed để phản đối. Nông dân lái máy cày quanh toà trụ sở.

Nhưng đến đầu những năm 1980, mọi thứ đã có hiệu quả. Lạm phát giảm xuống 3,2% năm 1983, từ 13,3% năm 1979.

Chương tiếp theo

Janet Yellen sẽ trở thành vị nữ Chủ tịch đầu tiên của Fed vào tháng 2/2014

Một trong những điểm mạnh quan trọng của Fed là cơ quan này độc lập với chính phủ. Chủ tịch và hội đồng thành viên của Fed không thông qua bầu cử và thành viên không buộc phải thay đổi theo nhiệm kỳ của chính trị.

Điều này giúp Fed tránh được những sóng gió chính trị. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì đây cũng là điều nguy hiểm lớn nhất. Một vài chính trị gia, ví dụ như cựu nghị sỹ của đảng Cộng hoà, ông Ron Paul, cho rằng Fed có quá nhiều quyền lực và muốn ngăn chặn, thậm chí xoá bỏ tổ chức này.

Vào tháng 2 năm tới, quyền lực dự kiến sẽ được trao lại cho vị nữ Chủ tịch đầu tiên của Fed, bà Janet Yellen. Bà sẽ phải chèo lái Fed qua thời kỳ cắt giảm và dừng hẳn gói nới lỏng QE3 - gói kích thích kinh tế gần nhất và cũng có thể là lớn nhất đã được thực hiện trong vòng 100 năm lịch sử.

Việc này phải ngừng lại và Fed phải quản lý như thế nào sẽ là công việc đầu tiên trong 100 năm lịch sử tiếp theo của tổ chức này.

Lam Thanh

Theo BBC

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *