Quốc tế 10/11/2013 15:32

Bộ Tài chính Mỹ và Fed: Ai đúng, ai sai?

FICA - Bộ Tài chính và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ những ngày gần đây bày tỏ quan điểm khác nhau về nền kinh tế, sự khác biệt này có thể làm phức tạp không chỉ chính sách mà còn cả sự lãnh đạo của ngân hàng trung ương nước này.

Chủ tịch FED Ben Bernanke (trái) và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jack Lew



Tại thời điểm mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có cái nhìn ảm đạm về triển vọng của nền kinh tế, thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách chính sách kinh tế Seth Carpenter đầu tuần này lại đưa ra tuyên bố về việc triển vọng tăng trưởng sôi động thế nào.


Ngài thứ trưởng cho rằng hồi phục đang được dẫn dắt bởi "tăng trưởng khu vực tư nhân và tạo ra việc làm". Ông Carpenter cho biết đã có thêm 7,6 triệu việc làm kể từ khi kết thúc cuộc Đại Suy thoái năm 2009, tương đương 86% số việc làm đã giảm trước đó. Đồng thời khoe khoang rằng thâm hụt ngân sách bằng một nửa so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khi hồi phục sau thời điểm đó. Về nhà đất, ông Carpenter cho rằng tình hình đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây.

Trong khi đó, về sự chậm trễ hồi phục trong nhiều khu vực, ông này đẩy hầu hết trách nhiệm cho những yếu tố khác. Theo đó, phần nhiều những "cơn gió ngược" của nền kinh tế nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của bộ Tài chính chẳng hạn như động đất và sóng thần tại Nhật Bản đầu năm 2011, khủng hoảng tài chính châu Âu…, và chúng kéo lùi nền kinh tế Mỹ kể từ khi sự phục hồi bắt đầu 4 năm trước.

"Gần đây nhất, tình trạng bế tắc trần nợ và việc chính quyền liên bang đóng cửa có thể tạo áp lực lên tăng trưởng và tuyển dụng đầu quý bốn", ông Carpenter nói.


Tương phản với Fed


Trong thông báo chính sách gần đây nhất của mình (trước báo cáo thất nghiệp ngày thứ 6), Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) của ngân hàng trung ương Mỹ Fed cho rằng tăng trưởng kinh tế ở mức "vừa phải". Ủy ban này cho rằng tỷ lệ thất nghiệp 7,2% vẫn còn cao trong khi hoạt động trong lĩnh vực nhà đất đã chậm lại phần nào. (Báo cáo việc làm cho tháng 10 công bố ngày thứ 6 cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở mức 7,3%).


Dĩ nhiên, quan điểm của FOMC mang tới những tác động rõ rệt: Fed đã gây bất ngờ cho thị trường trong tháng 9 khi quyết định không giảm dần chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD mỗi tháng để chờ thêm bằng chứng cho thấy tiến triển sẽ duy trì trước khi điều chỉnh lại tốc độ mua trái phiếu của mình.


Fed cũng không thay đổi lãi suất, giữ mục tiêu ngắn hạn gần 0 khi mở rộng bảng cân đối tài sản nguồn vốn của mình lên gần 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Điều hòa cả hai quan điểm trên trở nên vô cùng quan trọng hiện nay Fed đang chờ đợi để có Chủ tịch mới thay thế ông Ben Bernanke. Tổng thống Barack Obama đã đề cử Thống đốc Fed San Francisco Janet Yellen vào vị trí này, và phiên điều trần phê chuẩn dự kiến bắt đầu ngày 14/11.

Những người chỉ trích Fed, chủ yếu là đảng Cộng hòa, lo ngại rằng đồng tiền rẻ và mức bơm thanh khoản kỷ lục cuối cùng có thể tạo ra hậu quả tiêu cực.

Các báo cáo kinh tế Mỹ tuần này cũng làm tăng thêm tranh cãi, khi GDP tăng trưởng ấn tượng 2,8% trong quý III. Tuy nhiên, bất chấp tăng trưởng quý mạnh mẽ, tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước vẫn chỉ ở mức ảm đạm 1,7%. Hơn thế, phần lớn tăng trưởng quý III có được nhờ cấu trúc lại hàng tồn kho.

Các báo cáo bất thường có thể nói thêm nhiều điều về chiều hướng của thị trường. Hai báo cáo của hai chuyên gia kinh tế Fed cho thấy ngân hàng trung ương tốt hơn hết là chờ hẳn tới khi tỷ lệ thất nghiệp xuống tới ít nhất 6% và có thể là 5,5% trước khi tăng lãi suất, giảm đáng kể so với mức 6,5% mà Fed đang sử dụng.

Andrew Wilkinson, chiến lược gia kinh tế trưởng tại Miller Tabak, cho rằng con số GDP có thể mang tới nỗi sợ hãi nhanh hơn cả Fed. Chúng ta đang trở nên thoải mái với quan điểm rằng thị trường lợi suất đang tăng trưởng thấp do lo ngại số lượng cổ phiếu tăng mạnh trong bảng cân đối tài sản của Fed, ông Wilkinson nói.

Sự tập trung thay vào đó chuyển sang lãi suất ngắn hạn sẽ vẫn ở mức thấp trong bao lâu. Và theo sổ sách giấy tờ mới nhất từ các chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Fed, nó sẽ kéo dài đến năm 2017.

Fed, sau đó, có thể giành chiến thắng với quan điểm rằng hiện giờ nền kinh tế không hề gần với viễn cảnh mà Carpenter nhận định, khi các sức mạnh thị trường hướng tới việc xây dựng chính sách hơn các số liệu kinh tế.

Kiên nhẫn với các chính sách của ngân hàng trung ương mặc dù vậy có thể giảm trên cả hai "chiến trường" là Quốc hội và các thị trường tài chính.
Nhìn chung, tăng trưởng GDP cải thiện sẽ tăng thêm khả năng cho việc Fed bắt đầu giảm chương trình mua tài sản từ tháng 12, bất kể chính sách tiền tệ nới lỏng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, chuyên gia kinh tế Mỹ Paul Ashworth của Capital Economics cho biết trong một báo cáo. "Thành thật mà nói, thật khó để biết chính xác các quan chức Fed đang tìm kiếm cải thiện chính xác như thế nào sau tất cả các quan điểm".

Lam Thanh

Theo CNBC

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *