Quốc tế 08/08/2019 17:28

Bất chấp "thương chiến" leo thang, xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng bất ngờ trong tháng 7

Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ quay trở lại tăng trưởng trong tháng 7 mặc dù áp lực thương mại với Mỹ leo thang, nhưng sự phục hồi có thể chỉ trong thời gian ngắn khi Washington chuẩn bị áp thuế nhiều hơn đối với hàng hóa Trung Quốc.

Bất chấp thương chiến leo thang, xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng bất ngờ trong tháng 7 - 1

Tháng 7, thặng dư thương mại tổng thể của Trung Quốc đạt 45,06 tỷ USD 

Thương mại của Trung Quốc báo cáo sự ổn định đáng ngạc nhiên trong tháng 7, với việc xuất khẩu tăng bất ngờ 3,3% và nhập khẩu giảm 5,6%, chậm hơn so với các nhà phân tích dự kiến.

Xuất khẩu của nước này, đã giảm 1,3% trong tháng 6, nhiều hơn dự báo trung của các nhà phân tích kinh tế, những người đã dự đoán mức giảm 1,0%. Tuy nhiên, Mặc dù tháng 7 là tháng thứ hai mà theo đó xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ phải đối mặt với mức thuế cao hơn lên tới 25%. Tổng xuất khẩu tháng 7 vẫn đạt mức 221,53 tỷ USD.

Nhập khẩu, trong khi đó, đã giảm 5,6% trong tháng Bảy, theo dữ liệu được công bố bởi Tổng cục Hải quan tại Trung Quốc vào thứ năm. Con số này ít hơn các nhà phân tích dự kiến, với dự đoán mức sụt giảm lên tới 9%. Tổng nhập khẩu tháng 7 của Trung Quốc là 175,47 tỷ USD

Điều này đã khiến Trung Quốc thặng dư thương mại 45,06 tỷ đô la vào tháng trước, ít hơn so với thặng dư 50,98 tỷ đô la trong tháng Sáu. Các nhà phân tích đã dự báo thặng dư 40 tỷ đô la cho tháng Bảy.

Trong một tuần sau khi cuộc chiến thương mại leo thang và đe dọa biến thành một cuộc chiến tiền tệ toàn diện, đây là một tin tốt cho Bắc Kinh. Nó đến vào thời điểm mà cả Mỹ và Trung Quốc dường như đang cố thủ tại vị trí của mình, để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh dai dẳng và khó khăn thực sự, Chủ tịch Tập Cận Bình vào hôm vừa rồi đã cảnh báo người dân Trung Quốc “hãy chuẩn bị cho một thời kỳ khó khăn”.

Nhiều cuộc đàm phán giữa hai quốc gia này dự kiến ​​sẽ diễn ra tại Washington vào tháng 9, nhưng có rất ít hy vọng rằng sẽ có một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại kéo dài.

Tuần trước, Trump cũng đã công bố mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc kể từ ngày 1 tháng 9, nhưng điều này hiện vẫn chưa được xác nhận bởi Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, cơ quan Thương mại Washington.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại - bắt đầu một cách nghiêm túc vào tháng 7 năm 2018 - đã gây thiệt hại cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tháng trước, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ giảm 6,5%, trong khi nhập khẩu giảm 19,1%.

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ là 29,98 tỷ USD vào tháng trước, giảm 0,4% so với cùng kỳ một năm trước đó và giảm 6,5% vào tháng 6. Đây là tin tốt với Nhà Trắng. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc từ lâu đã là mục tiêu nhắm tới của Trump, người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016.

Hôm thứ Hai, Trung Quốc đã cho phép đồng nhân dân tệ mất giá vượt qua mức 7 nhân dân tệ mỗi đô la lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ. Hoa Kỳ sau đó đã chỉ định Trung Quốc là một quốc gia thao túng tiền tệ.

Các nhà kinh tế còn dự đoán đồng nhân dân tệ có thể sẽ mất giá tới 7,5 đồng so với một đô la Mỹ vào năm tới.

Julian Evans-Pritchard, Chuyên gia kinh tế cấp cao của Trung Quốc cho biết, “công cụ chính sách mạnh mẽ nhất mà nhà nước có thể sử dụng là tỷ giá hối đoái, vì đồng tiền yếu sẽ bù đắp trực tiếp phần lớn tác động từ thuế quan”

Chỉ còn 50 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ phía Trung Quốc vẫn không bị đánh thuế đối, thúc đẩy việc Trung Quốc sẽ cần phải dùng đến các phương thức trả đũa khác nếu Washington tiếp tục tăng áp lực.

“Câu hỏi đầu tiên, vào thời điểm này, là liệu Trung Quốc có muốn vũ khí hóa tiền tệ của mình để trả đũa trong một cuộc chiến thương mại kéo dài hay không”, chuyên gia kinh tế cấp cao của Commerzbank, Zhou Hao viết trong một thông báo hôm thứ Hai.

Thùy Dung

Theo Reuters

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *