Quốc tế 21/12/2013 14:44

6 sự kiện sẽ làm chấn động châu Á

FICA - Những căng thẳng địa chính trị như tranh chấp đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản đến những thay đổi về chính sách kinh tế như Abeconomics sẽ ảnh hưởng lớn đến cục diện châu Á.

1. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình củng cố quyền lực

Cho đến đầu năm nay, hệ thống lãnh đạo của Trung Quốc vẫn mang tính tập trung. Tuy nhiên vị Chủ tịch mới của Trung Quốc đã đảo ngược lại toàn bộ xu thế này.


Ông Tập đã phát động phong trào chống tham nhũng, gây chấn động trong giới kinh doanh, làm khiếp sợ chính các đồng chí trong cùng hãng ngủ của mình cũng như khiến cho hàng loạt nhân vật “không thể động đến” trước đây bị điều tra như Chu Vĩnh Khang – một cựu thành viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc.


Chủ tịch Tập Cận Bình được kỳ vọng sẽ là nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình – điều này đảm bảo cho ông Tập có đủ quyết tâm và khả năng để tiến hành các cải cách triệt để nhằm xử lý các yếu tố kém hiệu quả của nền kinh tế Trung Quốc – chủ yếu là việc cho các lực lượng thị trường đóng vai trò lớn hơn. Về mặt đối ngoại, ông Tập được cho là không ngại ngần như các vị tiền nhiệm trong việc khẳng định sức mạnh của Trung Quốc.

2. Tranh chấp đảo Sensaku/Điếu Ngư


Một trong những dấu hiệu của tham vọng khẳng định sức mạnh Trung Quốc của ông Tập là các căng thẳng đang ngày càng gia tăng trên các đảo tranh chấp thuộc khu vực biển Hoa Đông. Bắc Kinh đang “nắn gân” cả Tokyo và Washington về vấn đề bảo vệ các khu vực thuộc kiểm soát hành chính của Nhật Bản.


Việc Tổng thống Obama không xuất hiện tại diễn đàn hợp tác APEC tại Bali (do chính phủ Mỹ phải tạm thời đóng cửa) càng củng cố quan điểm về việc Mỹ không còn hào hứng với châu Á (mặc dù sự ủng hộ  mạnh mẽ của Mỹ cho Philipines sau cơn bão Haiyan đã phản bác lại luận điểm này).

Trung Quốc tuyên bố vùng nhận diện phòng không bao gồm không phận các đảo tranh chấp đã nổi hồi chuông cảnh báo các quốc gia trong khu vực đồng thời thể hiện rõ các rạn nứt trong liên minh Mỹ - Nhật.

3. Chính sách kinh tế Abenomics


Một trong các biện pháp đáp trả của Nhật đối với mối đe dọa từ Trung Quốc là nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm làm hồi sinh nền kinh tế nước này. Công cụ chính của chính sách này là việc sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng một cách ồ ạt nhằm chấm dứt 15 năm giảm phát ở Nhật Bản.

Gói kích thích kinh tế này đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền kinh tế Nhật Bản bất chấp các hoài nghi về việc chính sách này sẽ sớm mất hiệu quả. Tuy nhiên kể cả Nhật có thành công với việc giữ mức lạm phát ở 2% thì nước này cũng phải đối mặt với tình trạng dân số già và đang giảm đi nhanh chóng. Dù chính sách Abenomics có thành công hay không thì nó cũng sẽ có nhiều tác động lớn đến kinh tế Nhật Bản và các dòng vốn quốc tế.

4. Hội chứng “cuồng” Modi ở Ấn Độ


Việc ông Narendra Modi có khả năng trở thành Thủ tướng Ấn Độ sau cuộc bầu cử tháng 5 năm tới đem lại cả hiệu ứng tích cực và tiêu cực. Phe ủng hộ cho rằng ông Modi – tỉnh trưởng bang Gujarat đồng thời là ứng cử viên Thủ tướng của Quốc dân Đảng Bharatiya Janata có thể nhân rộng mô hình thành công của bang Gujarat trên khắp đất nước Ấn Độ.

Trong khi đó những người chống đối ông này thì cho rằng ông Modi có thể trở thành người phản đạo Hồi. Phe này cũng cho rằng ông này được thổi phồng quá mức cho những thành công tại bang Gujarat trong khi chưa thể cải thiện các điều kiện sống cho người nghèo bất chấp tăng trưởng kinh tế.


5. Mỹ cắt giảm gói nới lỏng định lượng QE3


Việc cắt giảm không xảy ra ở châu Á. Tuy nhiên với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed cắt giảm khối lượng trái phiếu mà mình mua vào đã khiến cho thị trường tài chính ở các nước châu Á rơi vào tình trạng hỗn loạn, điển hình là Ấn Độ và Indonesia. Khi Fed thực sự cắt giảm QE3, các nền kinh tế châu Á chịu nhiều ảnh hưởng của các dòng vốn chảy ra nước ngoài sẽ hứng đủ.


6. Sụp đổ của tòa nhà Rana ở Bangladesh


Việc tòa nhà Rana ở Bangladesh sụp đổ và cướp đi sinh mạng của 1.129 công nhân đã khiến cho toàn thế giới phải quan tâm hơn đến điều kiện làm việc nghèo nàn và bất hạnh của hàng triệu công nhân ngành dệt may để làm ra được những bộ quần áo giá rẻ. Trong một góc độ nào đó thì sự bùng nổ của ngành dệt may Ấn Độ là cứu cánh thực sự cho nước này đặc biệt là đối với nhiều phụ nữ nghèo ở đây.  


Việc tòa nhà Rana sụp đổ là kết quả của sự tham nhũng của chính quyền địa phương cũng như các công ty nước ngoài ngoảnh mặt làm ngơ với điều kiện an toàn tối thiểu ở đây. Người ta hy vọng rằng qua sự việc này, chính quyền và các công ty sẽ chú ý hơn đến vấn đề an toàn lao động.

Phương Linh
Theo FT

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *