Góc nhìn 28/06/2018 15:36

Tăng thuế VAT: Thiệt hại lớn cho người nghèo

Nhờ sử dụng các sơ đồ, phân tích định lượng đo lường hai phương án tăng thuế giá trị gia tăng (VAT), nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế (VEPR) và Đại học Kinh tế Quốc dân đã lượng hoá được sức ảnh hưởng của thuế VAT đối với đời sống kinh tế vĩ mô và vấn đề phát sinh thêm tỷ lệ đói nghèo.

TS. Nguyễn Việt Cường, Đại học Kinh tế Quốc dân

Theo phương án 1 tăng thuế VAT thêm lên 1,2% ở mỗi hàng hoá, như hàng hoá đang có mức thuế 5% sẽ tăng lên hơn 6%, 10% sẽ tăng lên 12%... tỷ lệ chi tiêu bình quân giảm đi 0,89%, tỷ lệ nghèo tăng lên 0,26 điểm %, tương ứng với khoảng 240.000 người nghèo tăng lên.

Việc tăng thuế VAT theo cả hai phương án đều tác động làm tăng tỷ lệ đói nghèo. Phương án thứ 2, tăng VAT nhóm hàng đang có thuế VAT 5% lên 10% là hợp lý hơn tăng đồng loạt thêm 1,2%.

Tăng thuế VAT theo cả hai phương án đều tác động làm tăng tỷ lệ đói nghèo. Nhưng phương án thứ 2, tăng VAT nhóm hàng đang có thuế VAT 5% lên 10% là hợp lý hơn tăng đồng loạt thêm 1,2%.

Phương án 2 là chỉ tăng thuế VAT ở một số mặt hàng từ 5% lên mức chung 10% thì tác động nhỏ hơn, chủ yếu ở nhóm hộ tiêu dùng nhiều thực phẩm như rau và thịt sẽ bị ảnh hưởng...

Theo ông Cường, hiện chi tiêu bình quân hiện nay của người dân vào khoảng 34,5 triệu/người/năm, trung bình 1 tháng là gần 3 triệu đồng. Nếu áp dụng phương án 1, mức VAT tăng 1,2% thì chi tiêu thực tế hộ gia đình giảm đi tương ứng 0,89%, giá cả tăng lên.

Trường hợp này khiến người dân phải giảm chi tiêu vì phải tiết kiệm để bù đắp hoàn toàn chi phí giá tăng lên. Nếu áp dụng tăng VAT những hàng hóa chịu thuế 5% lên 10%, các hộ chi tiêu nhiều về lương thực, thực phẩm thiết yếu ở mức 5% sẽ chịu ảnh hưởng, nó có thể chiếm 23% tổng chi tiêu, mức ảnh hưởng thấp hơn.

Phương án tăng đồng loạt thuế lên 10% cho thấy tác động thu thuế rất cao. Nếu có thể sử dụng hiệu quả tăng thuế này có thể tái đầu tư và có tác dụng trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn một năm chưa chắc tái đầu tư được, do vậy trong ngắn hạn tăng đồng loạt thuế VAT lên 10% sẽ tác động rất lớn đến người dân.

Tỷ lệ nghèo tăng lên và nhóm ảnh hưởng nhiều nhất là hộ cận nghèo. Còn các hộ giàu thì suy giảm chi tiêu chưa đủ để họ bị ảnh hưởng. Chúng tôi có số liệu cụ thể, số lượng người nghèo tăng lên theo các phương án lên 240.000 người, còn phương án 2 là 202.000 người.

Và việc tăng VAT lên tất nhiên ảnh hưởng đến các cá nhân, và phương án tăng 1,2% làm chi tiêu giảm mạnh hơn là phương án điều chỉnh thuế VAT cho nhóm mặt hàng từ 5% lên 10%.

Tác động tăng thuế VAT sẽ rõ rệt đối với các hộ nghèo và cận nghèo, bởi họ sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng mạnh nhất. Về phân loại, nhóm yếu thế khi VAT bị tăng là trẻ em, người già, lao động nữ, người làm việc có kỹ năng thấp... sẽ ảnh hưởng nhiều hơn.

Chuyên mục: Góc nhìn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *