Góc nhìn 07/10/2018 08:57

Ông lớn FDI vẫn “một mình một chợ”

Nhiều dự án FDI được kỳ vọng rất lớn, nhưng về cơ bản vẫn như những "ốc đảo" khai thác các lợi thế của kinh tế Việt Nam để mang lại lợi ích cho họ mà chưa tạo ra được giá trị lan toả, hình thành các cụm ngành với tỷ lệ nội địa hoá cao, có sức cạnh tranh toàn cầu.

TS. Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam

Dù doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã góp phần tích cực trong nỗ lực đa phương hoá, đa dạng hóa của Việt Nam, nhiều nhà đầu tư lớn vào Việt Nam đã giúp kinh tế Việt Nam mở cửa, tận dụng lợi thế và xuất khẩu đi thế giới.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa khai thác và chủ động khai thác tốt FDI phục vụ cho mục tiêu chính mình.

Nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc nhiều hơn vào FDI. Ba thập kỷ trôi qua, Việt Nam vẫn "chưa tốt nghiệp" FDI. Nhiều dự án FDI được kỳ vọng rất lớn, nhưng về cơ bản vẫn như những ốc đảo khai thác ác lợi thế của kinh tế Việt Nam để mang lại lợi ích cho họ mà chưa tạo ra được giá trị lan toả, hình thành các cụm ngành với tỷ lệ nội địa hóa cao, có sức cạnh tranh toàn cầu.

Bên cạnh đó, FDI kéo theo các vấn đề môi trường và các rủi ro an ninh, điều này đang là thách thức lớn đối với thu hút FDI ở Việt Nam.

Mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài là tìm kiếm lợi nhuận nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có khả năng cạnh tranh để tìm kiếm lợi nhuận.

Có 7 vấn đề và thách thức lớn cho các ngành phục thuộc vào FDI, trong đó vấn đề lớn là ngành dệt may, ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, điện tử, chuyển giá và an ninh môi trường...

Gần ba thập kỷ, đến nay hoạt động của các thương hiệu may mặt hàng đầu Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công chứ không thể bước lên nấc thang giá trị cao hơn....Ngành mía đường, lắp ráp và sản xuất ô tô trong thời gian dài nhận được ưu đãi nhưng kết quả tạo ra không xứng với kỳ vọng.

Một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài dường như chỉ tận dụng các chính sách ưu đãi để bán hàng giá cao trên thị trường chứ không tập trung vào tạo giá trị gia tăng, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý, Việt Nam nên tạo dựng hệ thống giáo dục có chất lượng để ra đời những nhân sự có trình độ cao với khả năng đổi mới, sáng tạo tốt.

Đặc biệt, chính sách thu hút FDI là cần chọn lọc, không cào bằng và ồ ạt biến Việt Nam là thiên đường FDI giá rẻ, ô nhiễm và nồi hầm nhừ của các loại máy móc, công nghệ thải loại.

Vấn đề hết sức quan trọng đối với Việt Nam là giảm thiểu tình trạng cạnh tranh xuống đáy giữa các địa phương trong việc trải thảm đỏ thu hút FDI do thẩm quyền địa phương được phê duyệt dự án đầu tư.

Việt Nam cần xem xét chính sách chỉ ưu đãi một lần đối với doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam chứ không nên duy trì tình trạng đã được ưu đãi ở địa phương này, nhưng chạy sang địa phương khác lại được ưu đãi như đầu tư mới.

Chuyên mục: Góc nhìn
Huỳnh Thế Du
Huỳnh Thế Du - Giảng viên Chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam

Ông Huỳnh Thế Du là giảng viên chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Ông nhận bằng thạc sỹ quản lý công tại Trường Harvard Kennedy năm 2010 và bằng tiến sỹ tại Trường Kiến Trúc Harvard năm 2013.

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *