Góc nhìn 04/03/2019 10:45

Kinh tế chính thức và không chính thức

Thủ tướng Chính phủ mới có quyết định 146 QĐ/TTg phê duyệt đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát, nhằm phản ảnh đầy đủ về quy mô của nền kinh tế Việt Nam; thời điểm hoàn thành các danh mục chưa được quan sát trong năm 2019 và đến năm 2020 sẽ đưa 5 thành tố vào tính toán GDP.

Ông Vũ Vinh Phú, Chuyên gia Kinh tế

Trong một nền kinh tế ở bất cứ nước nào cũng có 2 khu vực kinh tế được quan sát và chưa được quan sát phản ảnh. Trong đó khu vực chưa được quan sát có 5 thành tố:

Thứ nhất, hoạt động kinh tế ngầm là hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng được giấu giếm có chủ ý nhằm trốn nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ pháp lý khác với Nhà nước.

Tiếp theo đó là kinh tế bất hợp pháp bị cấm hoặc hợp pháp nhưng chưa được đăng ký; Nhóm kinh tế chưa chính thức; Nhóm tự sản tự tiêu; Nhóm kinh tế bị bỏ sót trong quá trình thu thập thống kê vì nhiều nguyên nhân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, có thể là do nhận thức, do trình độ tự giác với pháp luật của các hộ và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do luật pháp chúng ta còn sơ hở, dễ bị lợi dụng. Hoặc còn do một bộ phận cán bộ công chức chuyên quản nơi lỏng thiếu trách nhiệm, bảo kê cho những hành động phi pháp.

Họ thiếu các biện pháp kiểm tra, giám sát một cách minh bạch, công khai, thường xuyên đối với sản xuất kinh doanh. Để cho các doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn, không có máy tính tiền nối mạng với cục thuế địa phương một cách liên tục. Do đó, việc công khai minh bạch doanh thu, lợi nhuận, tiền nộp thuế của các tổ chức cá nhân chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và rộng rãi.

Kinh nghiệm cho thấy ngay thời kỳ bao cấp cách đây mấy chục năm, các cán bộ chuyên quản của Sở Tài chính, cơ quan thuế, các địa phương, họ làm rất chặt chẽ và trách nhiệm, rất ít khi bỏ sót một đồng tiền thuế nào của Nhà nước.

Vậy mà chục năm gần đây việc trốn thuế, lách thuế, nợ thuế hàng chục nghìn tỉ đồng lại diễn ra một cách thường xuyên mà chưa có những biện pháp giải quyết dứt điểm.

Muốn thực hiện quyết định của Thủ tưởng chính phủ điều quan trọng là phải chú ý một số yêu cầu cơ bản sau đây:

Thứ nhất, phải dùng kỹ thuật để quản lý, ngoài việc hô hào yêu nước là phải nộp thuế đầy đủ. Các hộ sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp phải thực hiện việc mua bán giao dịch có hóa đơn chứng từ, thông qua chuyển khoản, lắp đặt các máy tính, sử dụng hóa đơn điện tử một cách nghiêm ngặt.

Đồng thời với việc nối mạng với cục thuế một cách liên tục. Công khai minh bạch doanh thu lợi nhuận nộp ngân sách của các đơn vị để nhân dân, doanh nghiệp giám sát và giám sát lẫn nhau tạo điều kiện cho các cán bộ chuyên quản thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm túc và trách nhiệm chống tiêu cực nội bộ. Sử lý nghiêm các đơn vị vi phạm pháp luật về thống kê kế toán xuất hóa đơn chứng từ, nghĩa vụ với ngân sách đồng thời cũng xử lý nghiêm các cán bộ chuyên quản với các địa phương, khen thưởng các cá nhân, tổ chức xuất sắc thi hành nhiệm vụ thống kê thu nộp thuế của nhiệm vụ được giao.... Biểu dương các đơn vị làm ăn nghiêm túc, minh bạch và có những khen thưởng thích đáng.

Làm được những vấn đề cơ bản trên thì việc thống kê nhóm kinh tế không chính thức sẽ đạt hiệu quả cao góp phần vào việc phản ảnh GDP của Việt Nam sẽ đầy đủ và chính xác hơn làm cơ sở cho việc hoạch định các kế hoạch năm và những kế hoạch nhiều năm tiếp theo. Vai trò của Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế là vô cùng quan trọng trong trước mắt cũng như lâu dài.

Chuyên mục: Góc nhìn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *