Góc nhìn 11/07/2019 10:35

Không thể từ đi xe đạp nhảy lên tàu vũ trụ được

Đường sắt tốc độ cao Việt Nam ở tốc độ nào hợp lý, hiệu quả nhất chứ không cần nhanh nhất, các nước hiện đại mà còn thấy tàu chạy hơn 350km/giờ không hiệu quả phải chuyển xuống loại tàu 200km/giờ thì huống chi Việt Nam, chưa vận hành tuyến đường sắt cao tốc nào mà đã bảo lạc hậu!

Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế

Trong báo cáo của Bộ KH&ĐT gửi Thủ tướng, các chuyên gia Hà Lan, Đức nói các nước Đức, Hà Lan chuyển từ chọn lựa tàu hơn 300km xuống 200km/giờ vì hiệu quả hơn, một số tuyến đường sắt cao tốc hơn 300km/giờ không phù hợp với thực tế. Họ đã tính hiệu quả sử dụng, hiệu quả kinh tế.

Duy trì tốc độ nào hợp lý, hiệu quả nhất chứ không cần nhanh nhất, các nước hiện đại mà còn thấy tàu chạy hơn 350km/giờ không hiệu quả phải chuyển xuống loại tàu 200km/giờ huống chi Việt Nam, chưa vận hành tuyến đường sắt cao tốc nào mà đã bảo lạc hậu!

Không thể từ anh đi xe đạp, nhảy lên đi tàu vũ trụ được. Nếu các nước châu Âu họ đi được thì người Việt Nam cũng đi được, nếu tốc độ cao, chúng ta có vận hành nổi hay không?

Nếu hiện đại thì sao không so sánh với công nghệ đường sắt chạy tàu Hyperloop (tàu đường sắt siêu tốc chạy trong đường ống) đang được xây dựng tại các nước Trung Đông với tốc độ hơn 1.000 km/giờ. Liệu chúng ta có so, có làm được không?

Hơn nữa, cần tìm hiểu Nhật Bản khi bắt đầu xây dựng đường sắt cao tốc, họ cử chuyên gia sang Đức, sau đó mua công nghệ, kỹ thuật của họ về. Đường sắt cao tốc của Nhật Bản mới ban đầu cải tạo hệ thống đường sắt cũ, tốc độ 200km/ giờ nhưng chủ yếu chạy từ 80 km/giờ - dưới 150km/giờ để đảm bảo an toàn.

Sau này, các tuyến mới xây theo thiết kế nâng lên 350km/giờ nhưng cũng chỉ chạy dưới tiêu chuẩn thiết kế để đảm bảo an toàn, đường sắt cao tốc Shinkansen Linear được nước Nhật chạy thử nghiệm từ năm 1977 nhưng mãi đến hiện nay mới thương mại hóa, xây dựng đường riêng với tốc độ hơn 500km/giờ.

TEDI là công ty trong nước, là tư vấn Việt Nam nên không thể so sánh trình độ với các chuyên gia ở nước phát triển có giao thông đường sắt tốc độ hiện đại đi trước chúng ta hàng thế kỷ, hiện nay họ là nhất thế giới như Đức được.

Nếu người ta đem Nhật ra so sánh về thời gian xây dựng lại càng lạc hậu. Phải biết là thời điểm nước Nhật xây đường cao tốc lúc đó họ khác với thời điểm công nghiệp hiện đại bây giờ.

Hiện nay, với công nghệ kỹ thuật cao, người ta làm nhà cao tầng chỉ vài tháng. Ai lại đưa cách tính làm đường sắt hiện đại mà lấy chuẩn thời gian cũ của nước khác từ cách đây cả mấy chục thập kỷ. Đưa cách tính đã thấy lạc hậu của người ta trước kia đối với thời buổi hiện nay?

Tôi nhớ khi mình khôi phục lại con đường sắt Bắc - Nam sau giải phóng, chúng ta không có gì trong tay mà cũng chỉ mất vài năm, trong khi với điều kiện bị chiến tranh tàn phá cực kỳ nặng nề.

Bây giờ làm tính cho 30 năm trời, vòng đời sản phẩm giỏi lắm chỉ vài năm thay đổi hoàn toàn, sau 10 năm đã thay đổi rất nhanh rồi.

Chuyên mục: Góc nhìn
Phạm Chi Lan
Phạm Chi Lan - Chuyên gia kinh tế

Phạm Chi Lan sinh ngày 14 tháng 1 năm 1945 là một chuyên gia kinh tế nổi bật của Việt Nam. Bà từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *