Góc nhìn 03/05/2018 11:33

Condotel và bức tranh kinh tế chia sẻ

Khi mô hình Condotel du nhập vào Việt Nam có nghĩa sẽ hình thành bức tranh kinh tế chia sẻ...

Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực,

Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN

Khi mô hình Condotel du nhập vào Việt Nam có nghĩa sẽ hình thành bức tranh kinh tế chia sẻ, bản thân condotel được phát triển theo mô hình Codotel ban đầu và xuất hiện trước khi mô hình kinh tế chia sẻ trở thành mốt thời thượng như hiện nay (bán hàng đa cấp, Uber, Grap,…), tuy nhiên trên thực tế condotel lại không có sự gắn kết nào đến vấn đề mô hình kinh tế chia sẻ.

Bản thân tôi đã từng trải nghiệm mô hình condotel tại một khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng, tôi thấy rằng mảng căn hộ nằm trong quần thể đẳng cấp như vậy về tổng quan sẽ rất là hợp lý bởi phần khách sạn giống như các khách sạn khác, được thuê quản lý chăm chút và sửa chữa thường xuyên, trong khi đó phần căn hộ khách sạn lại không được làm như vậy.

Cụ thể, như tình trạng đèn bị cháy không được thay thế, chất lượng xây dựng không được đảm bảo,… Điều này thể hiện mối quan hệ giữa chủ căn hộ, chủ đầu tư dự án và nhà quản lý chưa thực sự rõ ràng, từ đó cho thấy hệ thống pháp lý tại VN về mô hình này còn nhiều lỗ hổng, nên người đầu tư sẽ không được đảm bảo quyền lợi và sẽ gánh chịu nhiều rủi ro. Điều đó sẽ khiến dịch vụ không thu hút được khách hàng, không cạnh tranh được với các dịch vụ khác hoặc thậm chí bán nhượng cũng rất khó khăn dẫn tới bài toán sinh lời hoàn toàn khó khăn.

Để phát triển Condotel, bắt buộc phải gắn với mô hình kinh tế chia sẻ hiện đại như hiện nay, đồng thời nắm rõ các thông số về thị trường phát triển du lịch tại Việt Nam đặt trong bối cảnh thị trường du lịch Đông Nam Á như thế nào, tốc độ tăng trưởng về du lịch nội địa cũng như khách quốc tế; nhu cầu sử dụng condotel gắn với phân khúc dịch vụ lưu trú: như khách sạn, khách sạn hạng sang, khách sạn mini, nhà dân,… để hình thành cơ chế phù hợp.

Ngoài ra, cũng chính vì thị trường condotel còn mới mẻ và việc hình thành khung pháp lý là cần thiết thì bản thân các chủ đầu tư nên chăng hãy chủ động tổ chức các buổi hội thảo và mời các chuyên gia trong và ngoài nước đến để phân tích và cung cấp thông tin về condotel; chủ động đề xuất, soạn thảo các cơ chế chính sách để các cơ quan tham mưu chính sách, thẩm định chính sách xem, tổ chức lấy ý kiến và thực hiện.

Trên thực tế, thị trường condotel thực sự chưa phát triển tích cực trong thời gian qua, bởi phần lớn các chủ đầu tư condotel cũng giống như các nhà đầu tư BĐS nói chung tại VN thường vẫn chỉ tập trung nỗ lực của mình vào việc phát triển dự án mà lại chưa nhìn ra bức tranh toàn cảnh, đó là thúc đẩy chính sách.

Điều này đi ngược hoàn toàn với các tập đoàn đa quốc gia, trước khi phát triển một thị trường nào đó họ thường thúc đẩy hoàn thiện chính sách , đảm bảo khung pháp lý đủ thuận lợi khi họ đầu tư vào, nếu không sẽ để lại rất nhiều rủi ro.

Có thể thấy phần lớn các DN chúng ta đang làm là tham mưu chính sách chứ không phải xây dựng chính sách. Ở góc độ những người đóng góp, xây dựng chính sách thì chúng tôi mong muốn được hợp tác với những đối tác, DN, tổ chức mà có tầm nhìn rộng hơn cho tổng thể cả nền kinh tế và xã hội, để thu hút nhà đầu tư vào các mô hình kinh doanh win – win, tất cả các bên cùng có lợi trong đó có lợi cho cá nhân DN của họ; nếu chỉ lợi cho cá nhân thì sẽ không bền vững và rất nhiều rủi ro. Đó là một cách làm thiếu hiểu biết và không mang lại hiệu quả.

Có lẽ để hoàn thiện mô hình kinh doanh condotel, chúng ta cần có sự thống nhất của nhiều ngành, nhiều chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đó là du lịch, kinh tế, BĐS,...

Chuyên mục: Góc nhìn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *