Dòng chảy vốn 13/10/2014 09:06

Việt Nam thua Lào, Campuchia: Dự báo đang thành hiện thực?

Thu nhập bình quân đầu người thấp, rơi bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam chắc chắn sẽ thua Lào và Campuchia

Thu nhập sắp thấp hơn

 

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 1.910 USD/người, Lào 1.645 USD/người, Campuchia 1.007 USD/người; Myanmar 900 USD/người.

 

Mức thu nhập này không cao hơn hai nước láng giềng Lào và Campuchia là bao nhiêu, nhưng lại đặt trong bối cảnh Việt Nam đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

 

Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng phải thừa nhận "Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình, đó là điều đáng buồn”, ông Dũng nói.

 

Theo nhận định của nhiều chuyên gia phải tới năm 2058 Việt Nam mới thoát “bẫy thu nhập trung bình”, trong khi kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế giảm từ năm 2007. Tới năm 2012, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất trong 15 năm. Từ 2013 tới nay, tăng trưởng cao hơn trước, nhưng chưa như kỳ vọng.

 

Hoạt động tái cấu trúc tại Việt Nam được xem là chậm chạp khiến việc thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình sẽ kéo dài thêm thời gian
Hoạt động tái cấu trúc tại Việt Nam được xem là chậm chạp khiến việc thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình sẽ kéo dài thêm thời gian

 

Ông Nguyễn Chí Dũng - Thứ trưởng Bộ KHĐT cho biết, điều này do các tác động tăng trưởng truyền thống đã tới hạn, nền kinh tế mất cân đối và kém hiệu quả. Tăng trưởng dựa nhiều vào vốn và lao động, hiệu quả đầu tư thấp.

 

Giáo sư Kenichi Ohno (Nhật Bản), Giám đốc Dự án Diễn đàn Phát triển Việt Nam khẳng định: “Đến nay, tôi có thể nói rằng, Việt Nam đang rơi vào bẫy thu nhập”.

 

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng thẳng thắn: “Ta hãy còn sĩ diện khi nói thẳng vào vấn đề này. Theo tôi là chúng ta ta đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình rồi”.

 

Kinh tế Việt Nam không sáng tạo bằng Lào

 

Việt Nam đang bị đánh giá thấp về nhân lực, giáo dục, số bằng sáng chế và ấn bản khoa học thấp hơn so với Lào.

 

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) công bố báo cáo Chỉ số Năng suất Sáng tạo (CPI) của 22 nền kinh tế châu Á, bổ sung Mỹ và Phần Lan (nhằm mục đích so sánh).

 

Báo cáo này đo khả năng sáng tạo của các nước - yếu tố quan trọng trong việc củng cố nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức.

 

Theo đó, trong bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 16 trên 24 nước. Khả năng sáng tạo được đánh giá chỉ ở mức trung bình, với cả “Đầu vào” và “Đầu ra” đứng ở nửa cuối danh sách. Tính riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6, sau Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

 

CPI được tính dựa trên 36 chỉ số “đầu vào” như nền kinh tế đó có bao nhiêu trường đại học được xếp trong danh sách 500 trường hàng đầu thế giới, tỷ lệ đô thị hóa, chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tham nhũng, quan liêu…

 

Tám chỉ số “đầu ra” gồm số bằng sáng chế được phát minh, giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp, số sách và phim ảnh được sản xuất…

Việt Nam ngày càng thua Campuchia nhiều mặt

 

Trong khi đó, trên thực tế nhiều bằng chứng như tăng trưởng nền kinh tế, thu hút FDI, công nghiệp ô tô, thậm chí nông nghiệp như lúa gạo... đều cho thấy Việt Nam đang thua kém Campuchia.

 

Vừa qua, Ngân hàng Thế giới đã công bố dự báo của mình về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia, cho rằng Campuchia trong năm 2014 sẽ có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á trong khi Việt Nam được đánh giá là "sẽ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn vào khoảng 5,5%".

 

Trong khi, kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho thấy, năm 2013, trong số các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) được khảo sát có đến 54% doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam đã từng cân nhắc đầu tư vào Trung Quốc, Thái Lan, đặc biệt là Campuchia và Lào - đất nước trước đây chưa từng được coi là "đối thủ" cạnh tranh về vốn đầu tư FDI đối với Việt Nam thay vì con số 32% như thời điểm năm 2011, năm 2012.

 

Theo TS Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, rất có thể thời gian tới đây họ sẽ chuyển sang đầu tư Lào, Campuchia và điều này đang diễn ra rồi do giá đất ở Campuchia, Lào thấp hơn và thủ tục đỡ phiền hà hơn nhiều so với Việt Nam.

 

Đáng ngạc nhiên hơn, Campuchia đã vui mừng đón chiếc ôtô "Angkor EV 2014" tự sản xuất đầu tiên. Chiếc ô tô lấy tên ngôi đền cổ Angkor của Campuchia này được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế.

 

Đây được coi là thành tựu lớn của ngành chế tạo còn non trẻ của Campuchia, đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan...

 

Còn tại Việt Nam, thời gian vừa qua Madaz rồi đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây diện hay đồ nhựa.

 

Các dự án đó được chuyển sang các nước lân cận sản xuất rồi nhập khẩu xe về Việt Nam với giá đắt.

 

Trong lĩnh vực nông nghiệp, mới đây, Campuchia cũng cho biết, họ đang tích cực xâu dựng mối quan hệ đối tác với Mỹ và Hàn Quốc để xuất khẩu gạo sang các thị trường đầy tiềm năng này.

 

Gạo Campuchia sẽ tấn công vào thị trường Mỹ, Hàn Quốc trong khi gạo Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào Trung Quốc, một vài nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Indonesia và các nước Châu Phi

Không những thế, vừa qua hàng ngàn nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đang rơi vào cảnh điêu đứng khi lúa chất đầu nhà mà không thấy thương lái đến mua. Hầu hết các thương lái đang tìm sang Campuchia để mua với giá hời và bỏ qua tiền đặt cọc với nông dân trong nước.

 

Theo Lam Lam

Đất Việt

Chuyên mục: Dòng chảy vốn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *