Dòng chảy vốn 09/10/2015 16:16

Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất trong 12 nước tham gia TPP

FICA - Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025.

Chiều nay 9/10, Bộ Công Thương tổ chức buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, trong đó nhấn mạnh tới những cơ hội và thách thức Việt Nam phải đối mặt.

TPP tạo "cú hích" lớn cho hàng hoá Việt Nam

Trình bày báo cáo của Bộ Công Thương về các cơ hội mà TPP mang lại, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm 68 tỷ USD vào năm 2025. Theo các nghiên cứu của chuyên gia, Việt Nam có thể là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 nước tham gia TPP.

Đối với xuất khẩu, việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hoá của Việt Nam sẽ tạo “cú hích” lớn. Riêng dệt may, kim ngạch có thể tăng đáng kể. Theo tính toán, cứ 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ tạo ra khoảng 250.000 việc làm các loại.

Tham gia TPP cũng sẽ giúp Việt Nam và các nước có cơ hội mới từ chuỗi cung ứng mới, được hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Hiện một số Tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã cân nhắc đầu tư vào Việt Nam với mục tiêu biến Việt Nam trở thành một trong những cứ điểm quan trọng trong chuỗi sản xuất của họ.

Tương tự như WTO, TPP cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường. Đồng thời, đặt ra các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử khách quan của bộ máy Nhà nước giúp thúc đẩy hoàn thiện bộ máy Nhà nước.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng thừa nhận, song song với đó cũng là nhiều thách thức. Trong đó có thể kể tới như, với một số chủng loại nông sản mà Hoa Kỳ và một số nước khác trong TPP có thể mạnh, sức ép cạnh tranh là khá lớn khi thuế được đưa về 0%, trong đó nổi bật là thịt lợn, thịt gà hay như sữa, đậu tương, ngô….

Một số sản phẩm công nghiệp mà các nước TPP có thể mạnh cũng gây sức ép cho sản xuất trong nước như giấy, thép, ô tô. Một số sản phẩm tuy không gây sức ép cạnh tranh nhưng gây giảm thu thuế nhập khẩu như bánh kẹo, chất tẩy rửa, đồ trang sức, sản phẩm kim loại, điều hoà không khí…

Đi đường ngắn nhất để đạt lợi ích cao nhất

Theo Thứ trưởng Khánh, các nước tham gia TPP đặt ra mục tiêu tạo một mô hình mới về hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy thương mại và đầu tư và nếu có thì biến TPP thành hạt nhân để hình thành một khu vực thương mại tự do chung cho toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

"Mục tiêu thứ hai là, đi đường ngắn nhất để đạt lợi ích cao nhất. Do khu vực thương mại tự do mà TPP tạo ra rất lớn (có tổng GDP hơn 28.000 tỷ USD, chiếm 40% tổng GDP và hơn 30% tổng thương mại toàn cầu) nên các dây chuyền cung ứng sẽ có động lực dịch chuyển về khu vực này, tạo ra lợi thế và lợi ích kinh tế to lớn cho tất cả các nước tham gia. Cuối cùng, giống như các nước chưa có quan hệ FTA với Hoa Kỳ như Nhật Bản, New Zealand, Malaysia, Việt Nam mong muốn thông qua TPP để thiết lập FTA với Hoa Kỳ và tiếp cận thị trường rộng lớn này", Thứ trưởng nói.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, trong quá trình đàm phán, Việt Nam đã kiên trì đàm phán để đảm bảo các lợi ích cốt lõi. Với mức độ mở cửa thị trường mà các nước đã cam kết, dự kiến Việt Nam sẽ có khả năng tăng đáng kể xuất khẩu và GDP, tạo ra nhiều việc làm khi Hiệp định được đưa vào thực thi.

Các nội dung cam kết đều phù hợp với định hướng hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước và quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các nước đã dành cho Việt Nam sự linh hoạt đáng kể trong việc thực thi tiêu chuẩn chung của TPP. Đồng thời, một số nước cũng đưa ra các cam kết cụ thể về hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong quá trình thực thi cam kết sau này.

Theo Bộ Công Thương, trước năm 2010, phần lớn các FTA Việt Nam tham gia đều trong khuôn khổ ASEAN với các nước đối tác chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Á. Sự gần gũi về vị trí địa lý kết hợp với quan hệ thương mại tự do đã khiến trên 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam gắn với khu vực Đông Á.

Với các nước có trình độ phát triển cao và cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu có tính bổ sung cho cơ cấu hàng hoá của Việt Nam (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand), các FTA về cơ bản đem lại hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu như mong đợi. Với những nước có cơ cấu hàng hoá cạnh tranh với Việt Nam (Trung Quốc, các nước ASEAN, Ấn Độ), hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu và nhập siêu chưa được như mong muốn.

Do đó, Bộ Công Thương khẳng định, việc thúc đẩy đàm phán, ký kết FTA với một số nước ở các khu vực khác có thị trường tiêu thụ lớn và cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu mang tính bổ sung cho cơ cấu hàng hoá của Việt Nam là một trong những giải pháp quan trọng giúp Việt Nam tạo dựng được cơ cấu thị trường cân đối, ổn định lâu dài, phục vụ

Phương Dung

Chuyên mục: Dòng chảy vốn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *