Việt Nam đề nghị Mỹ cắt giảm thuế cho dệt may và giày dép

FICA - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Mỹ cắt giảm thuế cho dệt may và giày dép trong đàm phán Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình dương (TPP)

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Mỹ cắt giảm thuế cho dệt may và giày dép trong đàm phán Hiệp định Thương mại tự do xuyên Thái Bình dương (TPP) nhằm để gạt bỏ những quan điểm khác biệt, cùng xây dựng những cơ chế cho các lĩnh vực khác, sớm kết thúc đàm phán TPP vào cuối năm nay.

 

 

Trong khuôn khổ buổi làm việc ngày 15/9 tại thủ đô Hoa kỳ của đoàn công tác Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã hội đàm với Đại diện Thương mại, Bộ trường Tài chính, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ về các kế hoạch hợp tác kinh tế trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh vào gỡ bỏ các nút thắt trong đàm phán TPP, hợp tác đầu tư – tài chính và tăng cường trao đổi thương mại song phương.

 

Tại buổi gặp Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jack Lew, Phó Thủ tướng  đề nghị Hoa Kỳ mở lại kênh cho vay ODA và tăng cường các chương trình viện trợ để thực hiện các dự án nhân đạo và hỗ trợ phát triển tại Việt Nam… Tại cuộc gặp Giáo sư Jeffrey J. Schott, chuyên gia hàng đầu về TPP của Viện Kinh tế quốc tế Peterson, Phó Thủ tướng hoan nghênh việc hợp tác gần đây giữa Viện Peterson với một số cơ quan của Việt Nam. Các thông tin và tư vấn của các chuyên gia của Viện Peterson giúp các cơ quan của Việt Nam có cách tiếp cận rõ ràng hơn trong nhiều vấn đề kinh tế quốc tế hiện nay.

 

Hiện vòng đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đã hoàn thành phiên thứ 20 tại Việt Nam từ ngày 1-10/9/2014. Vòng đàm phán lần này đã đạt được nhiều bước tiến khi thu hẹp được nhiều khoảng cách giữa các nước thành viên. Các bước tiến bộ trong các nội dung quan trọng, như doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, đầu tư, quy tắc xuất xứ, minh bạch hóa và chống tham nhũng

 

Hiện các vướng mắc chính của TPP vẫn là sở hữu trí tuệ, môi trường, và các vấn đề tiếp cận thị trường cụ thể khác nhau, bao gồm nông nghiệp, trợ cấp nông nghiệp.v.v… Việt Nam và Hoa Kỳ đang còn tồn tại 1 số quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề về thuế đối với dệt may, da giày, sở hữu trí tuệ... Hai nước kỳ vọng sẽ sớm có những thỏa thuận để gỡ bỏ rào cản và cùng đẩy tiến trình kết thúc đàm phán sớm hơn.

 

Nguyễn Tuyền

Chuyên mục: Vĩ Mô

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *