DNNN – rào cản cho tăng trưởng dài hạn của Việt Nam?

FICA - Mặc dù đã chiếm phần lớn hơn trong phân bổ nguồn vốn, khu vực Nhà nước vẫn không thể cải thiện sản lượng của mình. HSBC lo ngại rằng tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam đặc biệt là các ngành hoạt động hiệu quả nhất của nền kinh tế là ngành tư nhân trong nước tiếp tục bị các doanh nghiệp Nhà nước lấn lướt.

Tại báo cáo vĩ mô mới phát hành, HSBC nhận định, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam ở trong ngắn hạn và trung hạn có thể là do cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là phân bổ các khoản tín dụng như thế nào.

Theo đó, Chính phủ đã quay lại mô hình tăng trưởng không bền vững – ủng hộ cho các doanh nghiệp Nhà nước và hoạt động đầu tư thiếu hiệu quả. Kết quả là các hoạt động đầu tư Nhà nước giảm còn 37% trong năm 2011 từ mức đỉnh điểm 60% trong tổng đầu tư trong năm 2001. Tuy nhiên, trong hai năm qua, hai vấn đề nổi lên: thị phần đầu tư Nhà nước có 40,4% trong khi thị phần sản lượng của nó chỉ có 32,2%. Trong năm 2011, thị phần đầu tư 37% trong khi sản lượng là 32%.

Nói cách khác, mặc dù đã chiếm phần lớn hơn trong phân bổ nguồn vốn, khu vực Nhà nước vẫn không thể cải thiện sản lượng của mình.

NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 13-15% trong năm 20015 và Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,2%. Mục tiêu này cũng gần bằng dự đoán tăng trưởng của HSBC đưa ra là 6,1% cho năm 2015. HSBC lo ngại rằng tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam đặc biệt là các ngành hoạt động hiệu quả nhất của nền kinh tế là ngành tư nhân trong nước tiếp tục bị các doanh nghiệp Nhà nước lấn lướt.

Một chỉ thị mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo, Nhà nước sẽ đưa ổn định tiền tệ lên ưu tiên hàng đầu và NHNN sẽ chỉ giảm cặp tỷ giá VND/USD tối đa 2% trong năm nay. NHNN cũng đã thay đổi tỷ giá tham chiếu 1% từ đầu tháng Giêng tạo cơ hội để giảm giá tiền đồng chỉ thêm 1%.

Kể từ tháng 12, tiền đồng cũng đã tăng giá mặc dù tỷ giá tham chiếu có thay đổi trong khi các đồng tiền khác bao gồm đồng Euro và Nhân dân tệ đều mất giá.

HSBC đặt vấn đề: liệu hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có mất năng lực cạnh tranh nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa hữu dụng tiếp tục tăng giá?

Giả sử Việt Nam vẫn tiếp tục có lợi thế chi phí nhân công giá rẻ, HSBC cho rằng cạnh tranh về chi phí sẽ chỉ ảnh hưởng đến xuất khẩu nếu như Trung Quốc và các quốc gia ASEAN giảm giá đồng tiền của họ.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đối nghịch với Mỹ, châu Âu và Nhật Bản giúp cho họ trở thành các đối tác thương mại tuyệt vời. Chính vì vậy, sự mất giá của đồng Euro hay yên Nhật sẽ không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, Trung Quốc cũng vẫn là một quốc gia có thị phần xuất khẩu hàng xuất khẩu chú trọng lao động trên toàn cầu. Kết quả là tương quan thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc khá tương đồng nên đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá mạnh có thể gây thiệt hại đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam.

Bộ phận tỷ giá của HSBC không dự đoán sẽ có sự giảm giá mạnh của cặp tỷ giá Nhân dân tệ và đô la Mỹ từ nay đến cuối năm 2015, điều này sẽ vẫn là thách thức lớn nhất đối với tình hình xuất khẩu của Việt Nam.

Bích Diệp

Chuyên mục: Vĩ Mô

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *