Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry: Chọn nhiệt điện than không phải là quyết định thông minh

"Việt Nam hiện có tài sản lớn mà thiên nhiên ưu đãi, bức xạ mặt trời lớn, gió và sinh khối. Tuy nhiên, hiện 45% tổng năng lượng của Việt Nam là nhiệt điện than, khí... Nếu Việt Nam gia tăng sử dụng điện than trong nhiều năm và bổ sung thêm nhà máy nhiệt điện than. Tôi cho rằng đây không phải là quyết định thông minh".

Đây là chia sẻ của ông Mỹ John Kerry cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2018 đang diễn ra tại Hà Nội sáng (11/1) trước nhiều quan chức, chuyên gia và học giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

Việt Nam không thể chọn nguồn lực, cái mà thế giới đang quay lưng lại

Theo Cựu Ngoại trưởng Mỹ: Hiện ngành năng lượng của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào than đá, nhưng tôi cho rằng than đá hiện là một trong những tài nguyên bẩn nhất gây tác động tiêu cực cho thế giới. Nhiều quốc gia dịch chuyển ngành năng lượng của mình khỏi than đá. Năm ngoái, ngành năng lượng của Mỹ đã có khoảng 75% năng lượng tái tạo bổ sung vào tổng nguồn cung năng lượng, than đá chỉ chiếm 0,2% mà thôi.

Ông này lấy ví dụ: Hà Nội năm 2017 đã có có nhiều ngày không khí bị ô nhiễm ở dưới chuẩn quốc tế. Chúng tôi cũng được biết Việt Nam đã có hơn 23.000 người của Việt Nam mắc các bệnh hô hấp, ung thư và bệnh phổi… do ô nhiễm gây ra.

Việt Nam hiện có tới 26 nhà máy điện than, Việt Nam có thể dùng nhiệt điện than trong 30 năm nữa và cho tương lai. Tuy nhiên, đây là năm 2018 rồi, Việt Nam không thể sử dụng nguồn lực nhiệt điện than 30 năm nữa trong khi thế giới đang quay lưng lại.

“Việt Nam hiện có tài sản lớn mà thiên nhiên ưu đãi, bức xạ mặt trời lớn, gió và sinh khối. Tuy nhiên, hiện 45% tổng năng lượng của Việt Nam là nhiệt điện than, khí... Nếu Việt Nam gia tăng sử dụng điện than trong nhiều năm và bổ sung thêm nhà máy nhiệt điện than. Tôi cho rằng đây không phải là quyết định thông thái”, ông John Kerry nói.

Theo cựu Ngoại trưởng, Việt Nam đã có chính sách phát triển năng lượng tái tạo, dựa trên các điều kiện tự nhiên sẵn có, Việt Nam cần trở thành mô hình của các quốc gia khác về năng lượng tái tạo.

Ông Kerry nói: Tôi có niềm tin vững chắc, than đá không phải là rẻ so với mặt trời, sức gió và sinh khối bởi nó kéo theo chi phí về giao thông vận tải, đất đai, tác động tiêu cực đến cộng đồng, không khí... Theo ông Kerry, Trung Quốc đang là quốc gia lớn nhất về phát triển kinh tế năng lượng mặt trời, họ thoái lui và tránh xa điện than trong những năm vừa rồi. Các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ cũng phát triển năng lượng tái tạo của họ gấp đôi vào 2022.

Các nước phát triển thế giới như Thụy điển là 100% là năng lượng tái tạo, Đức đang phấn đấu sử dụng 40% năng lượng tái tạo vào năm 2025, và đạt 80% vào năm 2057. Thế giới đang địch chuyển, Việt Nam cần nằm trong sự dịch chuyển ấy và các bạn có thể tiết kiệm hàng chục tỷ USD và làm cho dân chúng có thể hạnh phúc hơn. Đồng thời, các định chế tài chính tại Mỹ và thế giới hiện cũng không khuyến khích đầu tư vào than đá, chính vì thế chúng ta không thể tiếp tục tăng vào phát triển nhiệt điện than.

Ông Kerry thẳng thắn nói: "Nhiều người cho rằng tôi sang Việt Nam để đại diện cho nước Mỹ rao giảng về năng lượng tái tạo hay về Thỏa thuận Paris mà Mỹ đã rút ra khỏi gần đây. Tuy nhiên, các thống đốc của Mỹ đều đưa ra tuyên bố khác hẳn so với Tổng thống, chúng tôi làm hết sức có trách nhiệm. 19 thị trưởng của Mỹ như New York, San Fancisco, Washington... đều cam kết thực hiện ở cấp độ địa phương".

“Nếu chúng ta có ý chí, chúng ta sẽ có con đường và bước đi. Tôi biết lãnh đạo Việt Nam hướng đến năng lượng mặt trời, tuy nhiên chìa khóa đầu tư, cơ chế tài chính như nào thì cần có kế hoạch rõ ràng. Chúng ta cần chấp nhận năng lượng tái tạo. Đây không phải là sự lựa chọn dễ dàng, nhưng nó không có gì ghê gớm cả mà nó là cách đơn giản, bảo vệ con người, môi trường để Việt Nam tốt hơn”, ông Kerry nói.

Bài học về thảm họa của Mỹ cảnh tỉnh cho Việt Nam

Với tư cách là Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie - Quỹ hoạt động về năng lượng tái tạo thế giới, ông Kerry chia sẻ: "Năm 1992, với tư cách Thượng Nghị sĩ của Mỹ, tại Rio de Janeiro (Brasil), tôi đã đề cập đến chuyện các quốc gia trên thế giới nên tự nguyện đối phó với biến đổi khí hậu, nhưng vì là tự nguyên nên họ lại tìm cách thoái lui".

Nhưng sau hơn 20 năm họ đã tin và sự thật, người ta đã tin vào tác hại của biến đổi, chúng ta - những con người đã đóng góp cho biến đổi khí hậu của thế giới.

“Chúng ta đặt sinh mệnh của chúng ta trong rủi ro, chúng ta đã thấy xu hướng tị nạn do biến đổi khí hậu do lũ lụt, thiên tai, đói ăn. Hiện trạng di cư giữa khu vực này đến khu vực khác, quốc gia này sang quốc gia khác đã diễn ra nhiều năm nay”, ông Kerry nói.

Vị này kể: “Năm ngoái, tư cách là Ngoại trưởng Mỹ, tôi đã tới Bắc Băng Dương, Nauy, Phần Lan... tôi đã chứng kiến những tảng băng sâu 2 - 3km đang vỡ dần và trôi ra tại đại dương, tan đi đóng góp cho nước biển dâng.

Ngay tại Mỹ, tôi thấy rằng trong ngày trời nắng người ta đã phải dùng máy bơm ở các thành phố lớn, những cơn sóng cao đã phá vỡ đê ven biển; các cơn bão siêu bão lớn đã diễn ra ở Mỹ gây ra thảm hoạ. “

Ông Kerrry nhấn mạnh: Các nước phát triển có tiềm lực lớn cũng đang gánh chịu tác động ghê gớm của biến đổi khí hậu. Chúng tôi đã có những cơn bão diễn ra trong 5 ngày tàn phá quy mô lớn, những con bão lẽ ra phải hàng nghìn năm mới quay trở lại nhưng hiện đã diễn ra trong vòng 5 năm và 1 năm.

Theo ước tính của ông Kerry, tính đến nay Mỹ đã thiệt hại khoảng 350 tỷ USD do thiên tai, ngoài ra còn con số hàng trăm tỷ USD chi trả cho vấn đề ứng phó liên quan đến môi trường, thiên tai khác nhau do biến đổi khí hậu.

Nguyễn Tuyền

 
 
Chuyên mục: Vĩ Mô

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *