Dòng chảy vốn 04/01/2015 10:55

TS Alan Phan dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2015

FICA - TS Alan Phan cho rằng, mối đe dọa lớn nhất là việc nâng cao thu nhập của đa số người dân trong khi tái cơ cấu nền kinh tế hay việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước vẫn trì trệ do liên quan tới nhiều nhóm lợi ích.

TS Alan Phan.

TS Alan Phan vừa có một số chia sẻ xung quanh chủ đề, trong năm 2015 và xa hơn nữa, những gì sẽ đến với Việt Nam và các thành phần trong xã hội.

"Doanh nghiệp nào hay ngành nghề nào hay kênh đầu tư nào sẽ chịu thiệt và ai sẽ hưởng lợi. Hệ thống ngân hàng hay bất động sản có vỡ trận? Kinh tế thế giới sẽ tác động thế nào vào Việt Nam? Vì tôi đã im lặng khá lâu về các vấn đề trên, nên các bạn khuyên là phải “xả bầu tâm sự” vào dịp cuối năm này", TS Alan Phan mở đầu câu chuyện.

Theo TS Alan Phan, trong xu thế toàn cầu, những bất ổn từ các sự kiện như: giá dầu thô giảm kỷ lục vì đồng USD lên giá và các tác nhân địa chính trị cũng như luật cung cầu diễn biến bất ngờ sẽ tiếp tục diễn biến trong vài năm tới. 

Trong đó, việc giá dầu thô lao dốc một mặt sẽ gây thâm hụt cho các nước xuất khẩu dầu nhưng mặt khác sẽ kích thích thêm mãi lực của người tiêu dùng và giữ lạm phát toàn cầu ở mức rất thấp. Tuy nhiên, những món nợ công và khoản thanh toán bằng đồng USD sẽ là gánh nặng gia tăng trên vốn và lãi có thể còn lớn hơn những lợi ích thu lại từ tiêu dùng.

Đối với tình hình Việt Nam, TS Alan Phan cho rằng, mối đe dọa lớn nhất là việc nâng cao thu nhập của đa số người dân trong khi tái cơ cấu nền kinh tế hay việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước vẫn trì trệ do liên quan tới nhiều nhóm lợi ích.

"Mức thu nhập thực sự của đa số người dân sẽ không thể gia tăng nếu tính theo PPP (parity purchasing power) với tỷ giá đô la sẽ tăng cao ở thị trường tự do. Ngoài ra, vì sự thiếu hụt ngân sách trầm trọng hơn, chính phủ sẽ truy thu tận mức mọi loại thuế phí, tạo thêm gánh nặng đã quá tải cho các doanh nghiệp tư nhân", ông dự đoán.

Trong khi đó, mặc dù có nhiều dự báo lạc quan nhưng theo TS Alan Phan, các kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán hay những hoạt động kinh doanh tư nhân vẫn èo uột và không thể đột phá. Bài toán nợ xấu cũng sẽ phải đợi vài năm tới khi nền kinh tế khả quan hơn và Chính phủ có đủ phương tiện thanh toán.

Một điểm sáng duy nhất là hai trụ cột kinh tế là FDI và kiều hối vẫn tăng đều đặn và hỗ trợ tốt cho tăng trưởng GDP và dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, Alan Phan cho rằng, việc FDI và kiều hối tăng trưởng tốt sẽ chỉ mang lại phúc lợi nhiều hơn cho thiểu số những người giàu trong khi đại đa số người dân rơi vào tình huống tệ hơn khi thu nhập không tăng, làm ăn khó khăn do cạnh tranh gia tăng và sưu cao thuế nặng".

Dù không thực sự dự đoán chính xác được những gì đang chờ đợi Việt Nam trong năm 2015 nhưng TS Alan Phan cho rằng: "Không biết sao tôi lại nhớ đến câu nói này của 2 danh nhân: "Suy tư thường dễ dàng, hành động thường khó khăn, và điều khó khăn nhất thế giới là biến suy tư thành hành động – Thinking is easy, acting is difficult, and to put one’s thought into action is the most difficult thing in the world – J. W. von Goethe.” Rồi ,” Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu – Discipline is the bridge between goals and accomplishment – Jim Rohn”.

 Phương Dung

Chuyên mục: Dòng chảy vốn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *