Dòng chảy vốn 16/04/2015 08:25

Làm ăn cứ lo 'chết': Giữ chặt tiền trong túi yên thân

Các DN Việt vẫn ngày càng thu nhỏ về quy mô, năng suất lao động thấp, năng lực quản trị và đổi mới công nghệ yếu, năng lực tài chính kém và có tỷ lệ thua lỗ cao.

Ngày 15/4, Phòng Thương mại và Công nghiêp Việt Nam (VCCI) đã công bố Báo cáo thường niên DN Việt Nam năm 2014.

Tiếp tục thua lỗ và phá sản

Theo đó, mặc dù kinh tế đang trên đà phục hồi, nhưng DN vẫn gặp nhiều khó khăn. Số DN tạm ngừng hoạt động, giải thể vẫn cao. Năm 2014 có 67.823 nghìn DN tạm ngừng hoạt động, giải thể, con số này vẫn cao hơn so với 2011-2013.

Trong số đó có 9.501 giải thể, tuy có thấp hơn so với 9.818 DN của năm 2013 nhưng vẫn cao hơn so với các năm 2011 và 2012. Đặc biệt các DN nhỏ chiếm tới 93,57% số DN tạm ngừng hoạt động.

Nguyên nhân quan trọng khiến nhiều DN phải tạm ngừng hoạt động, giải thể là do không tìm được thị trường đầu ra và chi phí đầu vào tăng cao. Kết quả này cho thấy, 2014 vẫn tiếp tục là một năm khó khăn với các DN Việt Nam.

DN nhỏ, quy mô, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thị trường, năng lực, chi phí, lao động, vốn, DN-nhỏ, quy-mô, đầu-tư, sản-xuất, kinh-doanh, thị-trường, năng-lực, chi-phí, lao-động.

Mặc dù kinh tế đang trên đà phục hồi, nhưng DN vẫn gặp nhiều khó khăn.

Qua khảo sát, cũng cho thấy chiếm tới 96% trong tổng số các DN là những DN siêu nhỏ, chỉ có 2% DN cỡ vừa và 2% DN lớn. Trong đó có đến 99% số DN siêu nhỏ thuộc khu vực ngoài Nhà nước. Lao động bình quân của DN đã giảm từ 49 người năm 2007 xuống còn 29 người vào năm 2014, trong đó, DN ngoài Nhà nước giảm từ 27 lao động, năm 2007 xuống còn 18 lao động năm 2014.

Dấu hiệu phục hồi của các DN rất chậm, năng suất lao động thấp, năng lực quản trị và đổi mới công nghệ kém. Đặc biệt DN nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Các DN càng nhỏ thì năng lực tài chính càng yếu kém. Chỉ số khả năng chi trả lãi vay của DN không cao, chỉ số thanh toán hiện tại có xu hướng giảm từ 5,1 lần xuống còn 3,2 lần. Trong khi đó, tỷ lệ thua lỗ rất cao, trong giai đoạn 2007-2013 có đến 50,7% số DN siêu nhỏ thua lỗ, bản Báo cáo viết.

Đã nhỏ ngày càng siêu nhỏ

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, sau gần 30 năm đất nước mở cửa, hội nhập mà chỉ có 2% DN cỡ vừa là điều rất khó chấp nhận.

DN nhỏ, quy mô, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thị trường, năng lực, chi phí, lao động, vốn, DN-nhỏ, quy-mô, đầu-tư, sản-xuất, kinh-doanh, thị-trường, năng-lực, chi-phí, lao-động.

Nguyên nhân DN Việt ngày càng nhỏ đi chủ yếu là do các thể chế hỗ trợ thị trường hoạt động kém hiệu quả

Thiếu vắng những DN cỡ vừa, hội chứng mà thế giới gọi là the missing middle, chính là lỗ hổng lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam, là điểm yếu nhất trong khả năng cạnh tranh của cộng đồng DN Việt, ông Lộc khẳng định.

Theo các nhận định của VCCI, nguyên nhân DN Việt ngày càng nhỏ đi chủ yếu là do các thể chế hỗ trợ thị trường hoạt động kém hiệu quả. Khu vực tư nhân chưa bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực. Tiếp cận vốn đầu tư luôn là một cản trở cố hữu đối với DN nhỏ. Các DN nhỏ thường phải tiếp cận các nguồn vốn phi chính thức với lãi suất cao hơn nên không có lợi thế về chi phí. Ngoài ra, về nội tại của DN cũng còn nhiều yếu kém. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, tầm nhìn của lãnh đạo hạn hẹp, trình độ công nghệ còn thấp.

Trao đổi với VietNamNet, một số DN nhỏ cho biết họ rất muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng lực bất tòng tâm.

Chủ một DN tư nhân sản xuất tủ, bàn ghế văn phòng tại Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, năm qua dự định thuê thêm 5.000m2 đất, mở rộng nhà xưởng, tăng sản xuất kinh doanh. Song kế hoạch này phải gác lại bởi tính đi tính lại thấy không có hiệu quả. Ngoài tiền gia đình bỏ ra, DN này phải vay thêm 2 tỷ đồng để đầu tư cho sản xuất. Muốn vay 2 tỷ đồng, phải có tài sản thế chấp ngân hàng giá trị khoảng 3 tỷ đồng và lãi vay phải chịu là 10%/năm. Xét thấy khả năng của DN không thể đáp ứng được và sản xuất kinh doanh không có lợi nên lại thôi.

Nếu được ưu đãi vay với lãi suất thấp, được hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản lý hay tiếp cận thị trường... thì chắc chắn chúng tôi sẽ mở rộng quy mô, ít nhất là tạo việc làm thêm cho 15 lao động... Nhưng chúng tôi không nhận được những hỗ trợ cần thiết và cũng không biết tìm sự hỗ trợ đó ở đâu, ông chủ cơ sở cho biết.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, để cải thiện tình trạng này, từng bước nâng quy mô DN, Chính phủ và các cơ quan chức năng có thể nghiên cứu ban hành Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Đồng thời tạo điều kiện cho khu vực tư nhân, tập trung đầu tư về mặt nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và tài chính trong sản xuất. Cùng đó, khuyến khích DN FDI, DN lớn hỗ trợ các DN nhỏ và vừa tham gia mạng lưới vệ tinh công nghiệp hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hướng dẫn, đào tạo...

Mặt khác, Chính phủ cần tăng cường hoạt động của Quỹ phát triển DN nhỏ và vừa, thông qua đó tạo nguồn vốn dài hạn, có lãi suất hợp lý cho các DN khu vực tư nhân đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động của các Quỹ đầu tư tư nhân, Quỹ đầu tư mạo hiểm, thúc đẩy hoạt động mua bán, sáp nhập, tạo điều kiện hình thành các DN quy mô lớn.

Theo Trần Thủy

VEF

Chuyên mục: Dòng chảy vốn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *