Dòng chảy vốn 27/07/2014 09:51

Đón đầu Cộng đồng kinh tế ASEAN

Tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, mức độ tận dụng những thuận lợi, thời cơ cũng như khắc phục các bất lợi phụ thuộc

ASEAN, thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau EU và Hoa Kỳ.

 

Theo TS Hoàng Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - Xã hội Hà Nội, trong 10 năm (2003-2013), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN tăng gấp 4 lần, từ 9 tỷ USD lên 40 tỷ USD, chỉ đứng sau Trung Quốc. ASEAN cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, sau EU và Hoa Kỳ, đồng thời là thị trường quan trọng có tiềm năng bởi tính năng động và vị trí chiến lược trong khu vực cũng như trên thế giới.

 

Tuy nhiên, hiện nay kim ngạch xuất khẩu đang tăng chậm lại và doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng tốt các ưu đãi thị trường của ASEAN. Việt Nam đang mất dần thị trường truyền thống này đối với một số loại hàng hóa như gạo giảm 51,3%, dầu thô giảm 14,4%... dù hai nhóm hàng điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch 4,42 tỷ USD và tăng khá ấn tượng 4,42% (lớn tương ứng tăng 1,42 tỷ USD). Đặc biệt là thị trường Philipinne, Indonesia từ chỗ là thị trường lớn nhất, nhì về nhập khẩu gạo của Việt Nam thì đến năm 2013 số lượng nhập khẩu gạo đã giảm mạnh, Philipinne giảm nhập khẩu từ 11,1 triệu tấn xuống còn hơn 500 nghìn tấn và Indonesia giảm từ 930 nghìn tấn xuống 150 nghìn tấn.

 

Về hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN, các mặt hàng chính nhập khẩu từ thị trường này là máy vi tính, sản phẩm điện từ và linh kiện: 3,74 tỷ USD, tăng 49,1%, tiếp đến là xăng dầu các loại là 2,71 tỷ USD, giảm 39,2%, chất dẻo nguyên liệu là 1,14 tỷ USD, tăng 2,5%...

 

TS Hoàng Xuân Nghĩa cho rằng, việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 sẽ là bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và thị trường nội khối. Với 10 quốc gia thành viên, thị trường ASEAN sẽ trở thành một khối sản xuất thương mại và đầu tư, tạo ra một thị trường chung của khu vực có dân số 600 triệu người, GDP hàng năm khoảng 2000 tỷ USD.  “Đây là cơ hội lớn cho các nền kinh tế và doanh nghiệp”- TS Hoàng Xuân Nghĩa nói.

 

Hướng tới “một cửa ASEAN”

 

Để chuẩn bị tốt cho AEC, TS Nguyễn Đình Dương- Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế- Xã hội Hà Nội- cho hay: Việt Nam phải bảo đảm hàm lượng 40% nguồn gốc, xuất sứ trong nước hay từ các nước tham gia AEC cho nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa, nên Việt Nam cần chủ động điều chỉnh cơ cấu sản xuất và thị trường, tái cơ cấu doanh nghiệp.

 

Doanh nghiệp một mặt phải cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng để thâm nhập tốt thị trường ASEAN. Mặt khác, đẩy mạnh khai thác các sản phẩm Việt Nam có lợi thế như hàng hóa nông sản, thủ công mỹ nghệ, dệt may… “Doanh nghiệp Việt Nam phải vươn lên, tác động vào thị trường, nắm quyền chủ động về định giá cả hàng hóa, giá thành sản phẩm trong mỗi chuỗi cung ứng toàn cầu”- TS Nguyễn Đình Dương nhấn mạnh.

 

Theo TS Nguyễn Đình Dương, về phía nhà nước, có chính sách bảo hộ và lộ trình tự do hóa hợp lý để nâng cấp cơ cấu kinh tế và năng lực doanh nghiệp trong nước, trên cơ sở này mở ra những thị trường mới, đối tác mới, đi đến thực hiện chiến lược và đối sách nhằm loại bỏ sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Cũng như các nước khác, Nhà nước tập trung giải quyết 3 khâu yếu của nền kinh tế: cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hiện đại hóa đồng bộ hạ tầng, cải cách quyết liệt thể chế kinh tế và thể chế kinh tế thị trường.

 

Nhà nước cần chú trọng đến phát triển đồng bộ và hoàn thiện các thị trường cơ bản của nền kinh tế; thực hiện nghiêm túc các chương trình đàm phán thuận lợi hóa thương mại tại ASEAN (FTA) và hướng tới thành lập “Chính phủ một cửa ASEAN”, với mục đích thống nhất việc khai báo thông tin dữ liệu, đồng bộ quá trình xử lý thông tin, dữ liệu và thống nhất các thủ tục nhập khẩu.

 

Theo Hải Vân

Công Thương

Chuyên mục: Dòng chảy vốn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *