Đầu tư 06/12/2014 10:55

Việt Nam có thêm 5 tỷ USD vốn ODA

Nếu không có thay đổi lớn, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết của Việt Nam trong cả năm 2014 ước đạt 5 tỷ USD, bằng 76,91 so với mức của năm 2013.

Con số này đã được đưa ra trong Diễn đàn Đối tác phát triển thường niên vừa diễn ra hôm 5/12.

 

Bộ KHĐT cho biết, tính đến 12/11, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết đã đạt 4,019 tỷ USD, trong đó, 3,959 tỷ USD là ODA và vốn vay ưu đãi, 60 triệu USD là vốn ODA viện trợ không hoàn lại. Kết quả này bằng 69,38% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

ODA, Bộ-KHĐT, giải-ngân, FDI, tăng-trưởng, GDP, CPI, VDPF, VCCI, Bùi-Quang-Vinh, đầu-tư-công, tái-cơ-cấu
 

Bộ cho biết, giá trị ký kết gần 11 tháng đầu năm 2014 chưa cao do nhiều chương trình, dự án của một số nhà tài trợ như ADB, Nhật Bản... dự kiến đàm phán ký kết vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015.

 

Trong 5 lĩnh vực sử dụng nguồn ODA, các lĩnh vực bao gồm giao thông vận tải, năng lượng tập trung nhiều nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nhấ trong khi các lĩnh vực khác như nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo, năng lượng, y tế, giáo dục và đào tạo, thể chế,…chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn.

 

Cụ thể, lĩnh vực giao thông đã chiếm tới hơn 1,2 tỷ USD vốn ODA, chiếm hơn 31% tổng nguồn ODA cam kết. Năng lượng cũng thu hút 1,1 tỷ USD, chiếm tới 29% tổng nguồn ODA ca kết. Thập nhất là Nông nghiệp và xoá đói giảm nghèo, chỉ có 330 triệu USD vốn ODA, chiếm hơn 8% tổng vốn ODA.

 

Dự kiến nếu không có thay đổi lớn, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết của cả năm 2014 ước đạt 5 tỷ USD, bằng 76,91 so với mức hơn 6,5 tỷ USD của năm 2013.

 

Trong năm này, số ODA vốn vay và nguồn vốn vay ưu đãi đạt 6, 135 tỷ USD, ODA viện trợ không hoàn lại đạt 366 triệu USD. Năm nay, nguồn ODA không hoàn lại đã giảm tới 83% so với năm 2013.

 

Trước thềm Diễn đàn VBDF, EU công bố sẽ hỗ trợ cho Việt Nam 400 triệu Euro trong 7 năm tới.

 

Theo bộ trưởng Vinh, từ năm 2013, Diễn đàn Đối tác phát triển được tổ chức thay cho hội nghị Nhóm các nhà tư vấn tài trợ CG. Việc cam kết vốn ODA không còn là vấn đề trọng tâm của cuộc đối thoại cấp cao thường tổ chức tháng 12 hàng năm này. Một trong những lý do khách quan khác là niên giám tài khoá mỗi một quốc gia lại khác nhau, có nước đến tháng 4, có nước tháng 6, nên rất khó để các nhà tài trợ đưa ra một con số nhất định chính xác vào tháng 12 hàng năm.

 

Theo Phạm Huyền

VEF

Chuyên mục: Đầu tư

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *