Đời Sống 15/07/2015 11:46

Thu nhập người Việt chạm ngưỡng 2.200 USD

Fica - Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, dự kiến cả năm tăng 6,5%, GDP bình quân đầu người ước đạt 2.200 USD.

GDP bình quân đầu người dự kiến đạt 2.200 USD vào cuối năm 2015, tăng từ mức 1.
GDP bình quân đầu người dự kiến đạt 2.200 USD vào cuối năm 2015, tăng từ mức 1.908 USD của năm 2013.

Tại buổi hội thảo diễn ra sáng ngày 14/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới, kinh tế vĩ mô ổn định. 

"Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, dự kiến cả năm tăng 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 2.200 USD", Thứ trưởng cho biết.

Theo công bố mới nhất từ cơ quan thống kê, Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước thu nhập trung bình, với GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng qua từng năm. Trong năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng tới 9,1%, kém tốc độ tăng 9,2% của Campuchia nhưng cao hơn so với các nước khác.

Tính đến năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 tại ASEAN, đạt 1.908 USD/người/năm, cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar, nhưng khoảng cách với các nước khác trong khu vực đã thu hẹp đáng kể.  

Ngoài chỉ tiêu về GDP, theo Thứ trưởng Phương, năm 2015, kim ngạch thương mại dự kiến tăng 15%/năm, đạt 350 tỷ USD năm 2015, tổng vốn cam kết nước ngoài tại Việt Nam đạt 257 tỷ USD với hơn 18.500 dự án đang hoạt động. Năm 2014, Việt Nam xếp thứ 9 trên thế giới về chỉ số hấp dẫn đầu tư.

Song song với đó, Việt Nam đang nỗ lực góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN với tổng số dân trên 600 triệu người và GDP gần 3.000 tỷ USD, đến 2030 dự kiến GDP đạt trên 10.000 tỷ USD. 

Tháng 5/2015, Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu, đang sớm kết thúc đàm phán với Liên minh châu Âu, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… mở ra quan hệ thương mại tự do giữa Việt Nam và 55 quốc gia đối tác, trong đó có 15 quốc gia thành viên G20.

"Để tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi nhất với các nước trong khu vực, Việt Nam đang tích cực hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan… phấn đấu đến năm 2015 đạt mức trung bình của Nhóm nước ASEAN-6 và ASEAN-4 trong năm 2016", ông nói thêm.

Phương Dung

Chuyên mục: Đời Sống

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *