Đời Sống 31/07/2014 06:35

Đào ‘nghĩa địa’ tìm báu vật gỗ mục thời tiền sử

Duy nhất trên thế giới, vùng Ea Ral (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắc Lắc) có nghĩa địa của loài cây tiền sử có niên đại với loài... khủng long: 'Nghĩa địa thủy tùng'.

Người dân nơi đây đã một thời lặn hồ, lật ruộng... để tìm những mảnh thủy tùng còn sót lại. Giá bán loại gỗ này thời cao điểm lên đến cả triệu đồng/kg.

Sự hiếm hoi về số lượng của loài cây có tên thủy tùng - một loài cây họ thông đang khiến loài cây này càng ngày càng quý giá. Đắc Lắc nới duy nhất còn sót lại của loài cây này luôn là điểm nóng.

Ea Ral - quần thể thủy tùng cuối cùng còn lại với 270 cây thủy tùng cùng một nghĩa địa thủy tùng khổng lồ bị chôn lấp vài thập niên về trước dưới lòng hồ Ea Ral đang là tâm điểm thèm khát và dòm ngó của bao người.

Theo ông Nguyễn Văn Thuyết, một người dân địa phương: 40 năm trước trước, người dân Ea H'leo vẫn lầm tưởng những cây thủy tùng này cũng là những cây thông, chỉ có điều nó không sống trên cạn mà sống ở dưới nước.

{keywords}

{keywords}

Quần thể thủy tùng cuối cùng còn sót lại tại Ea H'leo.

Khi ấy, cả Ea Ral rất nhiều thủy tùng. Để làm nương trồng cà phê, làm đường chở nông sản, người ta chặt cây rồi vứt tại chỗ, đợi khi nào khô mang về chẻ củi hay lấy cọc làm rào trồng... hồ tiêu.

Chỉ đến khi loài thực vật ấy ngày càng cạn kiệt, số lượng chỉ còn được xấp xỉ gần ba trăm cây trên toàn Tây Nguyên, và được kiểm lâm bảo vệ nghiêm ngặt, người ta mới sững sờ biết rằng đấy là loài gỗ quý và hiếm.

"Nghĩa địa thủy tùng" chính là hồ Ea Ral với diện tích hơn 60ha. Khoảng những năm 70 - 80 của thế kỷ trước, huyện chủ trương cải tạo hồ Ea Ral làm hồ thủy lợi lấy nước tưới tiêu cho các vườn cà phê vào mùa khô, cả một khu vực bạt ngàn thủy tùng được đốn hạ.

Toàn bộ gỗ, thân, gốc... của rừng thủy tùng bị chặt bỏ thời gian đó, người ta ném hết xuống dưới lòng hồ. 270 cây thủy tùng may mắn còn sống sót đến bây giờ, khi đó nó nằm trên mỏm đất cao nhất của khu vực sình lầy này nên may mắn sống sót.

{keywords}

{keywords}

Người dân ngụp lặn dưới hồ Ea Ral, đào xới cả ruộng... để tìm thủy tùng.

Khi ấy, có ai biết chục năm sau nó sẽ trở thành loài cây quý hiếm có tên trong sách đỏ và được săn tìm như bây giờ. Ngay tại hồ Ea Ral Kiểm Lâm đã phải lập một trạm canh khu nghĩa địa gỗ quý này và những cây thủy tùng còn sót lại.

Phần 270 cây thủy tùng còn sống, nó còn được rào thép B40 để đảm bảo bất cứ một tên trộm nào, dù có vượt qua được trạm kiểm soát vòng ngoài, băng qua khu hồ rộng vài chục ha với sình lấy ngập đến... ngực, cũng phải chào thua vì có thêm hàng lưới thép gai này bảo vệ!

Ông Thuyết cho biết, thủy tùng là loài thông nước, có đặc điểm hình dáng, lá... giống như thông, nhưng là loài sống ở sình lầy, có hoa, có quả nhưng không có hạt. Do đó, thủy tùng có thể được gọi là loài "vô sinh". Việc nhân giống theo tự nhiên, con người không thể can thiệp.

Khoảng đầu những năm 1980, Ea Ral là vùng có nhiều thủy tùng sinh sống. Khi ấy, người dân địa phương chưa biết giá trị của loài gỗ mộc có tuổi đời xuất hiện cách đây hàng chục triệu năm, cùng thời với khủng long ăn cỏ.

Thủy tùng quần tụ thành rừng ở khu vực hồ Ea Ral rộng mênh mông hàng trăm ha. Họ nhầm tưởng nó cũng là một loài thông, mọc dưới nước nên lá có đặc điểm khác với loài thông cạn.

Chỉ đến khi các nhà khoa học cho biết sự tuyệt chủng và "vô sinh" của nó, thông nước mới được người ta đưa vào danh sách nhóm gỗ quý IA, nằm trong danh mục bảo vệ đặc biệt, cấm chặt phá, vận chuyển, sử dụng gỗ thủy tùng vào các mục đích.

{keywords}

Sản phẩm được chế tạo từ gỗ thủy tùng đang được dân chơi săn kiếm với giá bạc triệu.

Tính đến thời điểm hiện tại, Ea Ral là vùng có số lượng thủy tùng còn sống sót nhiều nhất trên thế giới. Hồ Ea Ral cũng là "nghĩa địa" thủy tùng lớn nhất, còn rất nhiều thân gỗ, gốc thủy tùng... nằm sâu trong lòng hồ, kết quả của công trình xây kè thủy lợi hồ Ea Ral những năm 80 về trước.

Cho nên, nó là "tầm ngắm" của bọn lâm tặc săn lùng thủy tùng, và cũng là điểm mà các cán bộ kiểm lâm mất ăn mất ngủ để bảo vệ, canh giữ.

Hồ Ea Ral rộng mênh mông, từ xa vẫn nhìn thấy những gốc cây hiếm hoi còn sót lại nhô cao lên khỏi mặt nước đang mùa cạn. Không ai biết chính xác có bao nhiêu khối thủy tùng còn nằm dưới "nghĩa địa thủy tùng", thế nhưng, ai cũng dám chắc một điều, đấy là điểm đang lưu giữ nhiều nhất những xác thủy tùng quý hiếm.

Theo Thái Bình
VEF

Chuyên mục: Đời Sống

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *