Đời Sống 14/11/2013 14:57

Bảo tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông 75 tỷ được thi công thế nào?

FICA - Tất cả các hạng mục từ đài sen, đến thân và đầu tượng với tổng số chiều cao của tượng là 15m với trọng lượng 150 tấn đồng nguyên khối được thi công trên độ cao gần 1000 mét. Pho tượng hoàn thiện không tì vết được coi là một kỳ tích.

Với kinh phí lên tới 75 tỷ đồng, pho tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc bằng đồng nguyên khối, theo phương pháp thủ công của các làng nghề Đại Bái (Bắc Ninh), Ý Yên (Nam Định), cao 15m với tổng trọng lượng 150 tấn và được đặt tại núi Yên Tử. 


Quá trình đúc gặp rất nhiều khó khăn bởi tất cả các công đoạn được thực hiện trên địa hình hiểm trở có núi đá, cao gần 1000 m so với mực nước biển, quanh năm mây mù, ẩm ướt.

Bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được thi công hoàn tại trên độ cao gần 1000m.


Tất cả các hạng mục từ đài sen, đến thân và đầu tượng. Tổng số chiều cao của tượng là 15m với trọng lượng 150 tấn đồng nguyên khối. Với công trình bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, đến thời điểm này, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện công nghệ đúc nổi (khuôn nằm trên mặt đất) với khối lượng đồng lớn, khuôn cao, đường kính lớn, đặt ngay trên bệ bê tông. Bốn mặt bệ đá đặt tượng của ngài được chạm khắc hoa văn hoa cúc và những con rồng thời Trần.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, đây là một bức tượng đẹp, thể hiện sự thoát tục của Phật hoàng.


Anh Nguyễn Đăng Chung, một nghệ nhân đúc đồng trực tiếp thi công chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên đúc trên vị trí núi đá cao, địa hình hiểm trở, không có địa bàn thi công, quanh năm mây mù, ẩm ướt. Tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông bảo đảm yêu cầu kỹ thuật với công trình nặng trên 130 tấn, chất liệu đúc bằng đồng nguyên chất, theo phương thức đúc tại chỗ - liền khối, lại xây dựng tại địa hình khá hiểm trở ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển.
Khi thi công chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng được sự giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất của Thượng tọa và các tăng ni phật tử tại đây nên cuối cùng công việc cũng đã hoàn thành tốt đẹp.”

Theo đánh giá của giới chuyên môn, đây là một bức tượng đẹp, thể hiện sự thoát tục của Phật hoàng.


Theo Thượng tọa Thích Thanh Quyết - Trưởng ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh, Trưởng ban dự án tôn tạo chùa Đồng (Yên Tử) cho biết: Khó khăn lớn nhất Ngoài việc huy động nguồn vốn xã hội hóa cho công trình này là biện pháp thi công, mà trước đó là việc chọn mẫu tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.


Sau khi nghiên cứu kỹ 7 mẫu tượng đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân tại Ban Quản lý di tích Yên Tử, chúng tôi cùng với nhiều nhà nghiên cứu đã đi đến thống nhất lấy mẫu pho tượng Trần Nhân Tông trong tháp tổ Huệ Quang trong tư thế ngồi thiền hai tay bắt quyết, ngài mặc áo của dòng tiểu thừa, eo thon, khuôn mặt hiền từ thoát tụ.


Dự kiến lễ khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Sẽ được tổ chức trong ba ngày, từ mùng 1 đến mùng 3/12 (tức ngày 29 - 30/10 và mùng 1/11 âm lịch nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 705 năm ngày nhập Niết bàn.

Anh Thế - Nhất Nam

Chuyên mục: Đời Sống

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *