Đời Sống 17/04/2015 19:20

10 nghề tệ nhất ở Mỹ năm 2015

FICA - Trong danh sách 10 nghề tệ nhất ở Mỹ năm nay, nghề phóng viên báo in thậm chí còn tệ hơn cả nghề thợ xẻ, thua xa nghề lính cứu hỏa và lái xe taxi

Dưới đây là danh sách 10 nghề tệ nhất tại Mỹ năm 2015 theo đánh giá của chuyên trang việc làm CareerCast:

10. Nghề đưa thư

Điểm đánh giá công việc: 626 điểm

Điểm đánh giá công việc: 626 điểm
Thu nhập hàng năm: 41.068  USD
Triển vọng tăng trưởng việc làm: -28.32 


Hoạt động tuyển dụng người đưa thưa đã liên tục giảm xuống trong những năm gần đây do sự phổ biến của thư điện tử và tin nhắn. Đây cũng là nghề có triển vọng tăng trưởng việc làm tệ nhất năm 2015.

9. Lính cứu hỏa

Điểm đánh giá công việc: 636 điểm

Điểm đánh giá công việc: 636 điểm
Thu nhập hàng năm: 45.264 USD
Triển vọng tăng trưởng việc làm: 8,64 


Lính cứu hỏa giữ vai trò rất quan trọng là bảo vệ tài sản và mạng sống của mọi người khi xảy ra hỏa hoạn. Đây là nghề được đánh giá là có áp lực công việc lớn nhất ở Mỹ năm nay.

8. Lái taxi

Điểm đánh giá công việc: 638 điểm

Điểm đánh giá công việc: 638 điểm
Thu nhập hàng năm: 23.118  USD
Triển vọng tăng trưởng việc làm: 13,18 


Những người lái taxi thường xuyên gặp phải những tình huống gây “xì-trét” như khách hàng thô lỗ, thậm chí là bạo lực. Trong khi đó, lương nghề này ở Mỹ khá thấp, trung bình chỉ khoảng 20.000 USD mỗi năm. Chưa kể, giới lái xe taxi còn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn từ những dịch vụ kiểu mới như Uber.

7. Quản giáo

Điểm đánh giá công việc: 642 điểm

Điểm đánh giá công việc: 642 điểm
Thu nhập hàng năm: 39.163 USD
Triển vọng tăng trưởng việc làm: 4,63 


Mối nguy hiểm thường trực làm việc trong nhà tù và trại phục hồi nhân phẩm khiến nghề quản giáo là một nghề có áp lực đặc biệt lớn. Ngoài ra, nghề này ở Mỹ được trả lương khá thấp.

6. Phóng viên ảnh

Điểm đánh giá công việc: 656 điểm

Điểm đánh giá công việc: 656 điểm
Thu nhập hàng năm: 29.267  USD
Triển vọng tăng trưởng việc làm: 1,67 


Các phóng viên ảnh luôn phải lăn xả vào những nơi khó khăn và hiểm nguy nhất để có được những bức ảnh quý. Nghề của họ đang gặp nhiều khó khăn do số lượng phát hành báo in ngày càng giảm sút trong khi các ấn bản điện tử thường tìm đến các dịch vụ dùng chung ảnh, thay vì tuyển phóng viên ảnh riêng.

5. Phát thanh viên

Điểm đánh giá công việc: 658 điểm

Điểm đánh giá công việc: 658 điểm
Thu nhập hàng năm: 29.347 USD
Triển vọng tăng trưởng việc làm: -1,53


Những năm gần đây, mức cạnh tranh trong nghề phát thanh viên ở Mỹ ngày càng lớn do các đài chọn cách sử dụng chung một số nội dung. Đối với những người có thể tìm được công việc phát thanh toàn thời gian, thành công đòi hỏi họ phải chịu một áp lực rất lớn.

4. Đầu bếp

Điểm đánh giá công việc: 659 điểm

Điểm đánh giá công việc: 659 điểm
Thu nhập hàng năm: 42.208 USD
Triển vọng tăng trưởng việc làm: 3,08


Không chỉ phải chịu sức nóng khi nấu ăn trong bếp, người đầu bếp còn chịu áp lực lớn về yêu cầu của thực khách. 

3. Binh sỹ quân đội

Điểm đánh giá công việc: 687 điểm

Điểm đánh giá công việc: 687 điểm
Thu nhập hàng năm: 44.283 USD
Triển vọng tăng trưởng việc làm: 1,83 


Việc gia nhập quân đội ở Mỹ nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung đòi hỏi lòng quyết tâm và tận tâm lớn hơn so với nhiều nghề khác. Trở thành binh sỹ cũng đồng nghĩa với đối mặt hiểm nguy và áp lực.

2. Thợ xẻ

Điểm đánh giá công việc: 716 điểm

Điểm đánh giá công việc: 716 điểm
Thu nhập hàng năm: 34.110 USD
Triển vọng tăng trưởng việc làm: 13


Thợ xẻ là một nghề nguy hiểm, đòi hỏi phải làm việc ở những nơi khá xa xôi. Công việc của nghề này cũng khá bấp bênh, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng gỗ cho xây dựng và xuất bản - hai lĩnh vực giảm sút ở Mỹ trong 5-10 năm trở lại đây.

1. Phóng viên báo giấy

Điểm đánh giá công việc: 737 điểm

Điểm đánh giá công việc: 737 điểm
Thu nhập hàng năm: 36.267 USD
Triển vọng tăng trưởng việc làm: -13,33 


Độc giả đang chuyển từ báo in sang báo điện tử ngày càng nhiều, khiến doanh thu quảng cáo của các tờ báo in sụt giảm. Các phóng viên báo giấy đương nhiên cảm nhận được “nỗi đau” này. Ở Mỹ, nhiều phóng viên báo giấy đã chuyển sang làm những nghề có triển vọng sáng hơn như nghề quan hệ công chúng (PR).

Phương Anh
Theo CareerCast
Chuyên mục: Đời Sống

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *