Doanh Nhân 26/04/2015 17:26

Quyền lực gia đình: Phủ bóng từ Đông sang Tây

Trong chính trị và kinh doanh, chế độ gia đình trị hoặc quyền lực gia đình vẫn được duy trì dưới nhiều hình thức.

Quyền lực gia đình: Phủ bóng từ Đông sang Tây

Chế độ "cha truyền con nối" dưới nhiều hình thức vẫn tồn tại từ Đông sang Tây. Nhìn từ phương diện ảnh hưởng của văn hóa tới chính trị, xã hội ở các quốc gia châu Á có thái độ khoan dung hơn đối với việc kế thừa quyền lực của các dòng họ.
 

Nữ Tổng thống Park Geun-hye là con gái trưởng của nhà độc tài Park Chung-hee, từng trị vì ở Hàn Quốc trong một cơ chế rất khắc nghiệt từ 1961 đến 1979. Tại Trung Quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đã được giao cho ông Tập Cận Bình, con trai của cố Phó Thủ tướng Tập Trọng Huân.

Đương kim Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là cháu trai và cháu trai lớn của hai cựu bộ trưởng, Thủ tướng Nhật Bản. Cha ông cũng từng là Bộ trưởng Ngoại giao. Chưa kể đến, tại CHDCND Triều Tiên, nhà lãnh đạo tối cao đương nhiệm là ông Kim Jong-un, kế thừa vị trí của ông nội là lãnh tụ Kim Nhật Thành do người cha Kim Jong-il giao lại...

Đương kim Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cũng là con trai của cựu Tổng thống Corazon Aquino. Thủ tướng Malaysia Najib Abdul Razak và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng là con trai của các cựu thủ tướng ở các nước đó.

Ngay cả tại châu Âu, quyền lực gia đình cũng thể hiện một cách đậm nét. Có đến 57 trong số 650 thành viên của Nghị viện Anh xuất thân là dòng dõi các nghị sĩ trước đây...

Trong kinh doanh, tầm ảnh hưởng của các công ty gia đình tiếp tục phát triển mạnh. Hơn 90% doanh nghiệp trên thế giới là gia đình quản lý hoặc kiểm soát, bao gồm một số doanh nghiệp lớn như News Corp và Volkswagen.

Theo thống kê của Tập đoàn Tư vấn Boston, các gia đình sở hữu hoặc kiểm soát 33% các công ty tại Mỹ và 40% công ty tại Pháp và tại Đức với doanh thu hơn 1 tỷ USD một năm. Tại các nước đang phát triển, ưu thế về kiểm soát gia đình còn lớn hơn.

Quyền lực gia đình: Phủ bóng từ Đông sang Tây
Tầm quan trọng của quyền lực gia đình sẽ gây ngạc nhiên cho những người theo lý thuyết kinh tế và chính trị hiện đại. Mô hình chính trị "triều đại" được cho là sẽ dần mất quyền trong các cuộc bỏ phiếu bầu cử. Các doanh nghiệp gia đình được cho là sẽ mất dần ảnh hưởng khi trở thành công ty đại chúng với hàng triệu nhà đầu tư nhỏ.
 

Tuy nhiên, điều này không xảy ra và chế độ cha truyền con nối trong chính trị và kinh doanh vẫn phát triển. Quyền lực gia đình cũng phản ánh sự thịnh vượng ngày càng tăng của châu Á, nơi các gia đình có truyền thống đóng một vai trò lớn.

Hàng loạt các công ty lớn như Samsung, LG, Hyundai, Toyota, Sony... trở thành những tập đoàn gây ảnh hưởng đến cả nền kinh tế Hàn Quốc hay Nhật Bản.

The New York Times tính toán rằng con trai của một thống đốc có cơ hội trở thành thống đốc cao hơn 6.000 lần so với con cái một gia đình bình thường tại Mỹ, và cơ hội của con trai của một thượng nghị sĩ kế tục cha mình là cao hơn 8.500 lần.

Quyền lực gia đình cũng phủ bóng tối lên mối quan hệ tiền bạc và ảnh hưởng, dẫn đến nạn tham nhũng hoặc lạm quyền ở những nước có nền pháp trị yếu kém. Tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đăng kết quả khảo sát cho thấy 91% người được hỏi tin rằng tất cả người giàu ở nước này đều có gốc gác chính trị.

Lịch sử từ Đông sang Tây cũng đã có nhiều minh chứng cho thấy những chế độ "con vua thì lại làm vua" sẽ vấp phải những thách thức rất dễ dẫn tới thất bại, nhất là trong bối cảnh các quốc gia hiện nay đều cần những chính phủ cực kỳ trách nhiệm và có kỹ năng kỹ trị cao.

Trong khi đó, ở lĩnh vực kinh doanh, The Economist dẫn một nghiên cứu cho thấy trong năm 2003, công ty đại diện cho gần 8% giá trị vốn hóa thị trường trên thế giới được điều hành bởi người thân của các nhà lãnh đạo chính trị của đất nước họ. Ngay cả khi không kết nối chính trị, gia đình kinh doanh có thể thực hiện một ảnh hưởng không lành mạnh trong nền kinh tế rộng lớn hơn.

Nghiên cứu khác cho thấy trong 10 gia đình giàu có kiểm soát 34% giá trị vốn hóa thị trường ở Bồ Đào Nha và 29% ở Pháp và Thụy Sĩ. Các nước phát triển có đội quân hùng hậu các doanh nghiệp gia đình trị có đủ khả năng để vận hành một cách chuyên nghiệp.

Ở các thị trường mới nổi, mọi thứ không rõ ràng như vậy. Khi các doanh nghiệp lớn ở thị trường mới nổi chuyển giao quyền lực từ người sáng lập sang những người thừa kế, giống như ở các nước phát triển, thử thách lớn nhất là hài hòa giữa các nhu cầu và ước muốn của gia đình với yêu cầu về doanh nghiệp thành công.
 
Theo Lam Hồng
Doanh nhân Sài Gòn
Chuyên mục: Doanh Nhân

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *