Doanh Nhân 24/06/2018 06:48

23 tuổi giàu hơn bầu Kiên - bầu Đức; Chứng khoán đỏ sàn, đại gia mất ngàn tỷ

Tuần qua, thông tin về một đại gia mới chỉ 23 tuổi nhưng đã sở hữu khối cổ phiếu trị giá lên tới hơn 1.700 tỷ đồng, cao hơn các ông bầu nổi tiếng lắm tiền nhiều của hiện nay rất thu hút bạn đọc. Ngoài ra, sự đi xuống của thị trường chứng khoán tuần qua cũng khiến nhiều đại gia mất hàng nghìn tỷ đồng.

Chủ Nhật, 24/06/2018 - 06:15

23 tuổi giàu hơn bầu Kiên - bầu Đức; Chứng khoán đỏ sàn, đại gia mất ngàn tỷ

Dân trí Tuần qua, thông tin về một đại gia mới chỉ 23 tuổi nhưng đã sở hữu khối cổ phiếu trị giá lên tới hơn 1.700 tỷ đồng, cao hơn các ông bầu nổi tiếng lắm tiền nhiều của hiện nay rất thu hút bạn đọc. Ngoài ra, sự đi xuống của thị trường chứng khoán tuần qua cũng khiến nhiều đại gia mất hàng nghìn tỷ đồng.
 >> Tài khoản vừa “bốc hơi” 12%, bà Nguyễn Thanh Phượng, đại gia Tô Hải “gỡ tiền”
 >> Bí ẩn gia thế của "đại gia" 23 tuổi sở hữu trên 1700 tỷ đồng, vượt bầu Đức

Đại gia 23 tuổi giàu hơn bầu Đức là ai?

Mới đây, gần 34,5 triệu cổ phiếu VPB đã được chuyển quyền sở hữu từ Công ty TNHH Quản lý Đầu tư Tín Tâm sang cho một cá nhân là Nguyễn Mạnh Cường.

Điều đáng chú ý là cá nhân này còn rất trẻ, mới chỉ 23 tuổi, sinh năm 1995 và hiện là Chủ tịch kiêm người đại diện theo pháp luật của Quản lý Đầu tư Tín Tâm.

Với giá đóng cửa của cổ phiếu VPB tại phiên 15/6 (tức ngày diễn ra vụ chuyển quyền sở hữu nói trên), giá trị khối cổ phiếu mà Nguyễn Mạnh Cường nhận chuyển nhượng lên tới trên 1.700 tỷ đồng.

Tính ra, ở độ tuổi mà đa số các bạn trẻ mới ra trường chưa kịp ổn định chỗ làm hoặc vẫn loay hoay khởi nghiệp thì Nguyễn Mạnh Cường đã có trong tay khối tài sản khổng lồ, ngang ngửa với những đại gia lừng lẫy trên thị trường như: ông Trương Gia Bình (sở hữu số cổ phiếu FPT trị giá 2.000 tỷ đồng); bà Cao Thị Ngọc Dung (chủ tịch PNJ, 1.780 tỷ đồng); giàu hơn ông Nguyên Đức Kiên - Bầu Kiên (1.580 tỷ đồng); ông Đoàn Nguyên Đức (1.550 tỷ đồng); bà Chu Thị Bình (1.450 tỷ đồng),...

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết đến gần “giấc mơ bay”, cổ phiếu “hồi sinh”

Cổ phiếu FLC diễn biến tích cực trong bối cảnh Văn phòng Chính phủ mới đây đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu bộ này dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Vận tải hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) theo đúng quy định của Luật Đầu tư.

Điều này khiến phiên giao dịch sáng ngày 22/6, cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC tăng 2,52% lên 4.880 đồng/cổ phiếu. Đó là phiên tăng thứ 3 liên tiếp của mã này sau chuỗi giảm dài trước đó.

Với mức thị giá thời điểm đó, cổ phiếu FLC đã giảm hơn 1,4% trong vòng 1 tuần và giảm gần 4% trong vòng 1 tháng. Mức giảm trong vòng 3 tháng lên tới gần 21% và trong vòng 1 năm là 23%.

Tài khoản vừa “bốc hơi” 12%, bà Nguyễn Thanh Phượng “gỡ tiền”

Phiên 18/6, cổ phiếu VCI của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) mất 5.000 đồng, tương ứng giảm 5,3%. Phiên 19/6, thậm chí mã này giảm sàn, mất 6.200 đồng tương ứng 7%. Tổng thất thoát trong hai phiên lên tới 11.200 đồng, tương đương 12,3%.

Đến phiên ngày 20/6, dù gần như suốt cả phiên, VCI diễn biến dưới mức tham chiếu nhưng kết phiên, VCI vẫn bật tăng được 600 đồng, tương ứng với 0,7% lên 83.400 đồng/cổ phiếu.

Dẫu vậy thì, giá trị tài sản cổ phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị của VCSC là bà Nguyễn Thanh Phượng vẫn giảm 53 tỷ đồng so với tuần trước. Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là mức thiệt hại lên tới gần 300 tỷ đồng của vợ chồng ông Tô Hải (cổ đông lớn nhất của công ty Bản Việt).

Sếp lớn quyền lực, thù lao “dăm ba” triệu đồng

Tỷ phú Trịnh Văn Quyết, Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh, đại gia Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) mặc dù giữ cương vị cao tại các doanh nghiệp lớn, thế nhưng họ chỉ nhận mức thù lao khiêm tốn, mang tính tượng trưng. Thậm chí, bà Nguyễn Thanh Phượng cùng các thành viên HĐQT Chứng khoán Bản Việt duy trì truyền thống không nhận thù lao.

Theo đó, HĐQT Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai đã thông qua việc trả thù lao cho Chủ tịch HĐQT là 9 triệu đồng/tháng, các thành viên HĐQT nhận 5 triệu đồng/tháng. Là một thành viên HĐQT QCG, ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) tiếp tục nhận mức thù lao khiêm tốn chỉ 5 triệu đồng mỗi tháng.

Ông Trịnh Văn Quyết – người đang sở hữu hơn 20.000 tỷ đồng trên sàn chứng khoán cũng chỉ nhận mức thù lao khiêm tốn 5 triệu đồng nói trên.

Tại Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post), Chủ tịch HĐQT công ty này – Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh cũng chỉ nhận thù lao 3 triệu đồng/tháng, còn thù lao cho Phó Chủ tịch và thành viên HĐQT không chuyên trách chỉ là 2 triệu đồng.

Thậm chí Công ty Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng ban lãnh đạo còn không nhận thù lao.

92.000 tỷ đồng bị “thổi bay”, giới đầu tư vẫn tin bầu Đức

Phiên giao dịch 19/6 đã kết thúc đầy bất lợi khi cả 3 sàn TPHCM (HSX), Hà Nội (HNX) và UPCoM đều chìm ngập trong sắc đỏ.

Áp lực bán tháo khiến các chỉ số lao dốc mạnh vào phiên chiều. Riêng VN-Index (chỉ số chính của thị trường) mất 29,17 điểm tương ứng 2,87%, thủng mốc 1.000 về 987,34 điểm. Vốn hóa sàn HSX chỉ trong 1 phiên bị “thổi bay” 92.036 tỷ đồng.

Các đại gia top đầu như bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air cũng đã mất tới hơn 1.400 tỷ đồng với VJC và HDB. Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch FLC hay ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cũng mất lần lượt 688 tỷ đồng và 1.496 tỷ đồng.

Nhưng một điều rất bất ngờ là HAG và HNG của bầu Đức lại có cú ngược dòng đầy ngoạn mục. Bất chấp thị trường diễn biến xấu nhưng HAG vẫn tăng giá kịch trần, đóng cửa tại mức giá 5.010 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh 12,37 triệu đơn vị, không có dư bán. HNG tăng nhẹ lên 9.220 đồng/cổ phiếu.

Thế Hưng

Chuyên mục: Doanh Nhân

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *