Doanh nghiệp 05/06/2018 14:10

‘Nghi vấn’ thị trường điện ảnh Việt bị doanh nghiệp ngoại lũng đoạn

Cho rằng, công ty ngoại đang dùng lợi thế về vốn, kinh nghiệm cùng với thủ đoạn tinh vi đang tìm cách thống lĩnh thị trường, qua đó thôn tính nền công nghiệp Việt, Hiệp hội Phát hành và phổ biến phim Việt Nam có văn bản đề nghị các đơn vị chức năng vào cuộc điều tra làm rõ.

Thị trường điện ảnh Việt Nam được cho là đang bị lũng đoạn 

Trong văn bản gửi tới một số đơn vị có liên quan, Hiệp hội Phát hành và phổ biến phim Việt Nam cho hay, trong vòng 7 năm trở lại đây, nhất là giai đoạn từ nưam 2010, nền điện ảnh nước nhà đã có những bước khởi sắc rất đáng kể và có bước tiến mạnh mẽ. Sự phục hồi này mới ở giai đoạn đầu và vẫn còn rất non yếu, do đó, cần có sự giúp đỡ bảo hộ để phát triển bền vững.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội, thị trường điện ảnh Việt đang đối mặt với việc bị âm mưu thôn tính của các công ty nước ngoài.

Cụ thể, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp nước ngoài đang dùng ưu thế về vốn, kinh nghiệm và với các thủ đoạn tinh vi, họ đã đang thiết lập những điều kiện nhằm buộc các doanh nghiệp Việt phải tuân theo với mục đích tiến tới chiếm lĩnh thị trường. Để từ đó, các công ty ngoại biến doanh nghiệp Việt phải phụ thuộc vào họ, qua đó, thôn tính nền điện ảnh Việt Nam.

Hiện các doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối phó với âm mưu thôn tính đó. Và nếu không có sự hỗ trợ cấp bách của các cơ quan quản lý có thẩm quyền thì doanh nghiệp cũng như Hiệp hội sẽ không thể vượt qua được.

Một dẫn chứng cụ thể được Hiệp hội đưa ra là gần đây, Tập đoàn CJ của Hàn Quốc thông qua nhiều hình thức khác nhau đã thực hiện hoạt động tập trung  về kinh tế với một số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh trong ngành sản xuất và phát hành phim và rạp chiếu phim.

Trong khi thực tế, bản thân Tập đoàn CJ thông qua các công ty con ở Việt Nam đang nắm giữ hơn 40% rạp chiếu phim và hơn 60% thị phần phát hành phim. Như vậy, nếu xét trên yếu tố thị phần thì Tập đoàn CJ đang chiếm thị phần không chế và nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh.

Từ đó, Hiệp hội Điện ảnh Việt Nam kiến nghị Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng thực hiện thẩm quyền được pháp luật quy định tiến hành điều tra, xác minh làm rõ các dấu hiệu vi phạm của các công ty ngoại, qua đó ngăn ngừa nguy cơ thị trường điện ảnh Việt Nam bị lũng đoạn.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên đại diện cho các doanh nghiệp Việt đề cập đến chuyện doanh nghiệp Việt bị chèn ép bởi yếu tố ngoại. Trước đó, hồi tháng 3/2018, Hiệp hội và Hội điện ảnh Việt Nam cũng có văn bản gửi tới các đơn vị chức năng “tố” Công ty CGV – doanh nghiệp có 80% vốn đầu tư nước ngoài có nhiều dấu hiệu cho thấy đang hoạt động kinh doanh trái phép tại Việt Nam.

Cụ thể, theo Hiệp hội trên, Công ty Megastar (sau này là CGV xin giấy phép đầu tư năm 2004) đã không có ngành nghề phát hành phim Việt Nam. Khi đó, toàn bộ phim truyện điện ảnh của Việt Nam sản xuất là những phim nghệ thuật truyền thống cách mạng, phục vụ tuyên truyền chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Thêm nữa, quy định của pháp luật thì điện ảnh là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Theo đó, đối với doanh nghiệp có trên 51% vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh trong lĩnh vực phát hành phim. Chiếu theo quy định của pháp luật thì CGV không được kinh doanh dịch vụ phát hành phim đối với những phim sản xuất tại Việt Nam cũng như không được khai thác – phát hành đồng thời những phim nước ngoài nhập về.

“Thế nhưng, nhiều năm nay, Công ty CGV vẫn ngang nhiên không tuân thủ”, văn bản của Hiệp hội nhấn mạnh.

Cũng theo Hiệp hội này, CGV không những không tuân thủ các quy định về điều kiện kinh doanh mà công ty này còn bị nhiều doanh nghiệp trong ngành “tố” có những dấu hiệu chèn ép các đơn vị sản xuất, phát hành ở Việt Nam, tiến tới lũng đoạn ngành công nghiệp điện ảnh.

Và với những “thủ đoạn” như vậy, thị phần của CGV trong lĩnh vực phát hành phim ở Việt Nam gia tăng với mức độ rất nhanh, từ 25% trong năm 2015 lên 44% trong năm 2016 và 61% trong 9 tháng đầu năm 2017.

“Việc kinh doanh không đúng với ngành nghề quy định được phép là vi phạm những hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định và được cộng đồng quốc tế những như WTO… đồng thời ngang nhiên kinh doanh trái phép, thu lợi trong một thời gian dài và lũng đoạn đến 61% thị phần cần phải bị xử lý nghiêm minh để đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật, kỷ cương phép nước, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh”, Hiệp hội và Hội Điện ảnh VN nhấn mạnh.

Từ những phân tích kể tên, Hiệp hội và Hội điện ảnh Việt Nam đề xuất Chính phủ, các cơ quan chức năng chỉ đạo làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về phát hành phim của Công ty CGV theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, yêu cầu CGV không được tiếp tục phát hành phim sản xuất tại Việt Nam.

Về lâu dài, Hiệp hội cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định vào Luật Điện ảnh nhằm chặt chẽ và đáp ứng hơn yêu cầu thực tế của Việt Nam, bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát… nhằm đảm bảo môi trường phát triển lành mạnh, minh bạch.

H.Anh 

Trong văn bản gửi tới một số đơn vị có liên quan, Hiệp hội Phát hành và phổ biến phim Việt Nam cho hay, trong vòng 7 năm trở lại đây, nhất là giai đoạn từ nưam 2010, nền điện ảnh nước nhà đã có những bước khởi sắc rất đáng kể và có bước tiến mạnh mẽ. Sự phục hồi này mới ở giai đoạn đầu và vẫn còn rất non yếu, do đó, cần có sự giúp đỡ bảo hộ để phát triển bền vững.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội, thị trường điện ảnh Việt đang đối mặt với việc bị âm mưu thôn tính của các công ty nước ngoài.

Cụ thể, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp nước ngoài đang dùng ưu thế về vốn, kinh nghiệm và với các thủ đoạn tinh vi, họ đã đang thiết lập những điều kiện nhằm buộc các doanh nghiệp Việt phải tuân theo với mục đích tiến tới chiếm lĩnh thị trường. Để từ đó, các công ty ngoại biến doanh nghiệp Việt phải phụ thuộc vào họ, qua đó, thôn tính nền điện ảnh Việt Nam.

Hiện các doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối phó với âm mưu thôn tính đó. Và nếu không có sự hỗ trợ cấp bách của các cơ quan quản lý có thẩm quyền thì doanh nghiệp cũng như Hiệp hội sẽ không thể vượt qua được.

Một dẫn chứng cụ thể được Hiệp hội đưa ra là gần đây, Tập đoàn CJ của Hàn Quốc thông qua nhiều hình thức khác nhau đã thực hiện hoạt động tập trung  về kinh tế với một số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh trong ngành sản xuất và phát hành phim và rạp chiếu phim.

Trong khi thực tế, bản thân Tập đoàn CJ thông qua các công ty con ở Việt Nam đang nắm giữ hơn 40% rạp chiếu phim và hơn 60% thị phần phát hành phim. Như vậy, nếu xét trên yếu tố thị phần thì Tập đoàn CJ đang chiếm thị phần không chế và nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh.

Từ đó, Hiệp hội Điện ảnh Việt Nam kiến nghị Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng thực hiện thẩm quyền được pháp luật quy định tiến hành điều tra, xác minh làm rõ các dấu hiệu vi phạm của các công ty ngoại, qua đó ngăn ngừa nguy cơ thị trường điện ảnh Việt Nam bị lũng đoạn.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên đại diện cho các doanh nghiệp Việt đề cập đến chuyện doanh nghiệp Việt bị chèn ép bởi yếu tố ngoại. Trước đó, hồi tháng 3/2018, Hiệp hội và Hội điện ảnh Việt Nam cũng có văn bản gửi tới các đơn vị chức năng “tố” Công ty CGV – doanh nghiệp có 80% vốn đầu tư nước ngoài có nhiều dấu hiệu cho thấy đang hoạt động kinh doanh trái phép tại Việt Nam.

Cụ thể, theo Hiệp hội trên, Công ty Megastar (sau này là CGV xin giấy phép đầu tư năm 2004) đã không có ngành nghề phát hành phim Việt Nam. Khi đó, toàn bộ phim truyện điện ảnh của Việt Nam sản xuất là những phim nghệ thuật truyền thống cách mạng, phục vụ tuyên truyền chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Thêm nữa, quy định của pháp luật thì điện ảnh là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Theo đó, đối với doanh nghiệp có trên 51% vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh trong lĩnh vực phát hành phim. Chiếu theo quy định của pháp luật thì CGV không được kinh doanh dịch vụ phát hành phim đối với những phim sản xuất tại Việt Nam cũng như không được khai thác – phát hành đồng thời những phim nước ngoài nhập về.

“Thế nhưng, nhiều năm nay, Công ty CGV vẫn ngang nhiên không tuân thủ”, văn bản của Hiệp hội nhấn mạnh.

Cũng theo Hiệp hội này, CGV không những không tuân thủ các quy định về điều kiện kinh doanh mà công ty này còn bị nhiều doanh nghiệp trong ngành “tố” có những dấu hiệu chèn ép các đơn vị sản xuất, phát hành ở Việt Nam, tiến tới lũng đoạn ngành công nghiệp điện ảnh.

Và với những “thủ đoạn” như vậy, thị phần của CGV trong lĩnh vực phát hành phim ở Việt Nam gia tăng với mức độ rất nhanh, từ 25% trong năm 2015 lên 44% trong năm 2016 và 61% trong 9 tháng đầu năm 2017.

“Việc kinh doanh không đúng với ngành nghề quy định được phép là vi phạm những hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định và được cộng đồng quốc tế những như WTO… đồng thời ngang nhiên kinh doanh trái phép, thu lợi trong một thời gian dài và lũng đoạn đến 61% thị phần cần phải bị xử lý nghiêm minh để đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật, kỷ cương phép nước, không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh”, Hiệp hội và Hội Điện ảnh VN nhấn mạnh.

Từ những phân tích kể tên, Hiệp hội và Hội điện ảnh Việt Nam đề xuất Chính phủ, các cơ quan chức năng chỉ đạo làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về phát hành phim của Công ty CGV theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, yêu cầu CGV không được tiếp tục phát hành phim sản xuất tại Việt Nam.

Về lâu dài, Hiệp hội cũng đề nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định vào Luật Điện ảnh nhằm chặt chẽ và đáp ứng hơn yêu cầu thực tế của Việt Nam, bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát… nhằm đảm bảo môi trường phát triển lành mạnh, minh bạch.

H.Anh 

Chuyên mục: Doanh nghiệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *