Tiêu Dùng 21/09/2014 14:39

Hoãn xuất cá ngừ để… “đánh quả lớn”

FICA - Sở NN&PTNT Bình Định vừa đề nghị ngừng xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật với lý do để ngư dân học hỏi được quy trình câu, xử lý, bảo quản đúng quy chuẩn.

Việc hoãn xuất có thể khiến thất thu hàng nghìn USD trước mắt, nhưng đây cũng được coi là quyết định đúng đắn để đảm bảo thương hiệu và nâng cao giá trị của sản phẩm đặc thù Việt Nam trong mắt các nhà nhập khẩu Nhật, người tiêu dùng Nhật.

 

Dù chất lượng tự nhiên tương đương với cá ngừ Nhật Bản, nhưng do quy trình đánh bắt không đúng cách nên cá ngừ Việt Nam bị giảm chất lượng

 

Có công nghệ nhưng chưa đạt chuẩn

 

Tháng 6/2014 UBND tỉnh Bình Định đã bàn giao 5 bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương nhập từ Nhật trị giá mỗi bộ 200 triệu đồng cho ngư dân để thí điểm công nghệ câu cá ngừ xuất khẩu sang nhật. Kết quả là, từ ngày 12/8 đến ngày 4/9), ngư dân khai thác được 57 con CNĐD, trong đó có chỉ có 9 con đạt chất lượng xuất khẩu sang Nhật. Tuy nhiên, sau khi đấu giá tại Nhật, trong 9 con cá này này chỉ 4 con đạt tiêu chuẩn và lọt vào vòng đấu giá cao, các con còn lại chỉ ở mức giá trung bình.

 

Theo Tổng cục Thủy sản, trong 4 con cá lọt vào vòng đấu giá làm gỏi sống, chỉ có 1 con đạt tiêu chuẩn. Mức giá trung bình lô cá ngừ 9 con của Viêt Nam đấu giá tại Nhật là 240.000 đồng/kg, đây là mức giá chưa đạt hạng A theo tiêu chuẩn cá ngừ vào thị trường Nhật. Theo các chuyên gia Nhật Bản, chất lượng tự nhiên của cá ngừ Việt Nam không khác nhiều so với cá ngừ của Nhật Bản, tuy nhiên phương pháp xử lý chưa đạt tiêu chuẩn nên chất lượng và giá bán tại Nhật ko cao. Nhiều cá đánh bắt sai hoàn toàn quy chuẩn dù đã được câu với công nghệ Nhật. Nhà buôn Nhật cũng nhận định: thịt cá có màu đỏ, kém sắc và chưa đạt được hàm lượng dinh dưỡng cần thiết để làm gỏi cá.

 

Cá ngừ hiện có trong món ăn ưa thích của Nhật Bản như Sushia và Sashimi, tuy nhiên để đạt được đúng tiêu chuẩn chất lượng làm gỏi cá thì ngư dân Việt Nam cần hoàn thiện hơn nữa quy trình, tuân thủ quy định hậu khai thác cá.

 

Theo ông Nguyễn Hữu Hào – Phó GĐ Sở NN&PTNT chia sẻ với báo giới: Ngư dân vẫn chưa tuân thủ các quy trình kỹ thu.ật câu, thời gian xử lý, bảo quản và hướng dẫn theo đúng quy trình mà Nhật Bản yêu cầu nên chất lượng chưa đảm bảo. Các sản phẩm cá ngừ cửa Việt Nam về tiêu chuẩn đủ để vào thị trường Nhật nhưng về chất lượng đáp ứng là chưa đủ bởi khâu đánh bắt đã khiến chất lượng thịt cá giảm.

 

Nên làm và cần làm để cá ngừ ra biển lớn

 

Hiện mỗi năm, thị trường Nhật Bản tiêu thụ khoảng 600.000 tấn cá ngừ đại dương, trong đó 1 nửa là nhập khẩu từ các nước như Đài Loan, Philippines và Indonesia. Mặc dù có chất lượng cá tự nhiên tương đương Nhật và hoàn toàn có thể xuất khẩu vào thị trường này với giá trị cao. Tuy nhiên, trong những năm qua, đánh bắt cá ngừ đại dương của ngư dân Việt mới chỉ ở dạng thủ công.

Nhật Bản đã chuyển giao công nghệ câu cá ngừ "gia truyền" cho ngư dân Việt Nam

 

Việc nhập khẩu công nghệ, học hỏi quy trình đánh bắt nhằm xâm nhập vào thị trường Nhật Bản của tỉnh Bình Định đang mở ra cho cơ hội cá ngừ Việt sang thị trường Nhật. Tuy nhiên, trước thực tế người dân chưa thực sự thuần thục khiến giá cá vẫn chỉ ở hạng 2 – 3 khiến thương hiệu và giá trị cá ngừ của Việt Nam không ấn tượng trong mắt các nhà nhập khẩu Nhật. Việc UBND tỉnh Bình Định hoãn xuất khẩu cá cũng là cách để chúng ta xem lại và hoàn thiện hơn nữa quy trình để thực sự tạo dấu ấn khi xuất khẩu sang thị trường này. Có thể trước mắt, chúng ta sẽ mất hàng nghìn USD nhưng về lâu dài, các ngư dân sẽ ý thức được đã khai thác phải xuất được và tham gia vào phân khúc cao bởi. Cá ngừ đại dương Việt Nam chất lượng tự nhiên không thua kém gì Nhật nhưng chính chúng ta làm hỏng giá trị do khai thác không đúng cách. Vì thế nên tạm dừng, hoãn xuất khẩu những sản phẩm thấp để “luyện tập” cho ra những sản phẩm cao là điều nên làm và cần làm.

 

Về phía Nhật, hiện công nghệ câu cá ngừ đại dương được coi là “gia truyền” của người Nhật và họ cũng chỉ  chuyển giao cho 1 số nước, trong đó có Việt Nam. Công nghệ “gia truyền” của Nhật Bản gồm máy thu câu và máy tạo xung. Máy thu câu MSW-1DR 130, dùng động cơ điện 24 V - 130 W, gồm 5 bộ phận chính: hộp điện điều khiển, thân máy, hộp số, tang thu câu và thanh định hướng. Máy có tốc độ quấn dây nhanh, chậm khác nhau, 22 - 36 m/phút hay 32 - 53 m/phút, theo 2 chế độ thu và giữ dây; tự thả dây khi lực kéo của cá dính câu lớn và tự thu dây khi cá có xu hướng đến gần tàu; khi cần thì giữ chặt dây như bộ thắng của tang quay, với nhiều mức độ khác nhau.

 

Hiện cá ngừ đại dương tại Nhật Bản được người dân nước này dùng làm thực phẩm ở nhiều món ăn, trong đó đặc biệt là gỏi cá ngừ - 1 thức ăn phổ biến của người Nhật. Để lọt vào 1 trong những chuỗi thực phẩm của người Nhật, ngư dân Việt Nam bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn của họ, đồng thời nâng cao giá trị xuất khẩu của cá ngừ Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận ra lý do tại sao cá ngừ Việt dù đạt chất lượng tự nhiên nhưng khi khai thác, ngư dân lại làm hỏng hoặc làm mất đi giá trị dinh dưỡng và giá trị sản phẩm.

Nguyễn Tuyền

Chuyên mục: Tiêu Dùng

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *