Doanh nghiệp 02/12/2018 10:33

Sếp nữ nổi danh một thời tàn tạ vì "dính" Vũ nhôm; Nhiều đại gia sa cơ, lỡ vận

Tuần qua, hình ảnh nhan sắc tàn tạ tại phiên tòa của bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, nguyên Phó Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á gây nhiều chú ý. Sự kiện ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch BIDV bị khởi tố, bắt tạm giam và ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á ra hầu tòa đều là những sự kiện nóng trong tuần. 

Nữ doanh nhân nổi tiếng một thời tàn tạ vì "dính" vụ án Vũ nhôm

Trong phiên tòa xét xử ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm), ông Trần Phương Bình, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á và các đồng phạm tuần qua, hình ảnh người phụ nữ lầm có gương mặt hốc hác và mái tóc bạc phơ bị xét xử cùng các bị báo này khiến nhiều người ngỡ ngàng không nhận đó là bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - nữ doanh nhân nổi tiếng một thời.


Bà Nguyễn Thị Kim Xuyến trước khi bị khởi tố, tạm giam

Bà Nguyễn Thị Kim Xuyến trước khi bị khởi tố, tạm giam

Trong vụ án trên, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến - cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - bị điều tra về 2 tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.


Chỉ sau một năm, tại phiên tòa, bà Xuyến đã trở nên tàn tạ khó tin

Chỉ sau một năm, tại phiên tòa, bà Xuyến đã trở nên tàn tạ khó tin

Theo cáo trạng, bà Xuyến đã sử dụng Công ty TNHH TMTP Sao VN, Công ty TNHH Ninh Thịnh và 5 cá nhân lập hồ sơ rút 467 tỷ đồng của Ngân hàng Đông Á để ông Bình mua cổ phần của chính ngân hàng này. Sau đó, ông Bình chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi hơn 475 tỷ đồng để tất toán các khoản vay này, xuất quỹ chi sai nguyên tắc hơn 10 tỷ đồng.

Ngoài ra, bà Xuyến còn chiếm đoạt 40 tỷ đồng của ngân hàng Đông Á trong việc ngân hàng này cho một cá nhân vay 270 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định bà Xuyến là đồng phạm với ông Bình chiếm đoạt 467 tỷ đồng của ngân hàng Đông Á.

Cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á cũng bị cáo buộc tham gia chấp thuận chủ trương xuất khẩu và kinh doanh vàng tài khoản trái phép, chi lãi suất ngoài sai nguyên tắc gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á hơn 1.000 tỷ đồng.

Như vậy, tổng cộng bà Xuyến phải chịu trách nhiệm đối với số tiền hơn 1.500 tỷ đồng gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á.

Bà Xuyến, sinh năm 1958, học thạc sĩ kinh tế rồi ra làm Trưởng trạm Cung ứng - Công ty Visan từ những năm 1995 đến năm 1996.

Từ năm 1997, bà Xuyến là Phó Tổng giám đốc của Ngân hàng TMCP Đông Á và là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS).

Bắt ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Ngân hàng BIDV

Ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thực hiện tống đạt các Quyết định và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với 04 bị can có liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu từ và phát triển Việt Nam (BIDV). Trong đó có ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV.

Ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Ngân hàng BIDV

Ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Ngân hàng BIDV

Do ông Trần Bắc Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang khẩn trương điều tra, thu hồi tài sản để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, thông báo nội dung Kỳ họp 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Chồng vũng lầy ngàn tỷ, vợ cơ đồ nửa tỷ USD

Ngày 27/11, TAND TP Hồ Chí Minh đưa vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á - DongABank (DAB) ra xét xử.

Trong đó có bị can bị truy tố là ông Trần Phương Bình (59 tuổi), nguyên là tổng giám đốc, nguyên phó chủ tịch HĐQT DongABank…

Trong phiên xét xử vụ án tại Ngân hàng Đông Á mới đây, bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PNJ đã được TAND TPHCM triệu tập với vai trò là người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng.

Gia đình gặp biến động lớn nhưng bà Cao Thị Ngọc Dung vẫn lãnh đạo PNJ tăng trưởng mạnh

Gia đình gặp biến động lớn nhưng bà Cao Thị Ngọc Dung vẫn lãnh đạo PNJ tăng trưởng mạnh

Theo cáo trạng, trong ngày 14/12/2007, ông Trần Phương Bình (chồng bà Dung) đã chỉ đạo lập phiếu thu khống gần 78 tỷ đồng để mua gần 1,3 triệu cổ phần DongA Bank đứng tên con gái là Trần Phương Ngọc Thảo. Cùng ngày, ông Bình chỉ đạo lập phiếu thu không hơn 64 tỷ đồng mua hơn 1 triệu cổ phần DongA Bank đứng tên con gái Trần Phương Ngọc Giao.

Đến ngày 25/12/2007, ông Bình tiếp tục lập phiếu thu khống 12 tỷ đồng mua 200.000 cổ phần DongA Bank đứng tên vợ là bà Cao Thị Ngọc Dung.

Vào năm 2009, ông Bình lại chỉ đạo cấp dưới lập 6 chứng từ thu khống dẫn đến hội sở DongA Bank âm quỹ hơn 74 tỷ đồng. Ông Bình sử dụng số tiền này mua hơn 7,4 triệu cổ phần DongA Bank dưới tên mình và các cá nhân, pháp nhân gồm hai con gái Trần Phương Ngọc Thảo, Trần Phương Ngọc Giao, vợ Cao Thị Ngọc Dung, CTCP Sơn Trà Điện Ngọc và Công ty Ninh Thịnh.

Tuy nhiên, bà Dung khai với cơ quan điều tra rằng, chồng mình đã tự ý lấy tên những người trong gia đình để đứng tên mua cổ phần DongA Bank vào năm 2007 và 2009. Những người này không ký chứng từ nộp tiền, không nộp tiền mua cổ phần, số tiền mua tổng cộng hơn 3 triệu cổ phần DongA Bank nên họ không biết ông Bình sử dụng từ nguồn tiền nào để mua.

Trước ĐHĐCĐ hồi tháng 4/2018, bà Dung cũng khẳng định PNJ không hề liên quan đến vụ việc xảy ra tại DongA Bank.

Mất hơn 46.000 tỷ đồng, ông Trịnh Văn Quyết tụt hạng “top giàu”

Cổ phiếu ROS của Công ty CP Xây dựng FLC Faros sáng ngày 26/11 tiếp tục phá đáy của năm, lùi thêm 300 đồng tương ứng giảm 0,83% còn 35.950 đồng. Đây đã là phiên giảm thứ 14 liên tiếp của mã này.

Cách đây khoảng 1 năm, ROS từng đạt mức giá 158.541 đồng trong ngày 29/11/2017, tuy nhiên, sau đó mã này lao dốc và mất giá mạnh cho đến thời điểm này.

Ông Trịnh Văn Quyết từng có thời điểm dẫn đầu danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt

Ông Trịnh Văn Quyết từng có thời điểm dẫn đầu danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt

Ở mức giá hiện tại, ROS đã “bốc hơi” 122.591 đồng mỗi cổ phiếu, tương ứng giảm 77,32% giá trị so với mức đỉnh giá nói trên. Trong khi vị đại gia này đang sở hữu 382.217.565 cổ phiếu ROS, chiếm 67,34% cổ phần công ty.

Tại thời kỳ đỉnh cao của ROS, có lúc ông Trịnh Văn Quyết đã đứng đầu danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, ở thời điểm này, khi thị giá ROS sụt mạnh, ông Quyết đã rớt xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng này. Tài sản của ông chủ FLC tại ROS hiện chỉ còn 13.740,7 tỷ đồng và mất 46.856,4 tỷ đồng trong vòng 1 năm qua.

Công ty của nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp nợ thuế 35,5 tỷ đồng

Cục thuế TP. HCM vừa công khai thông tin 256 doanh nghiệp nợ thuế tháng 11/2018 với con số nợ lên tới 1.352 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp trên đã nhiều lần bị Cục thuế TP. HCM bêu tên nhưng do số nợ còn lớn nên tiếp tục bị công khai tại đợt này.

Công ty của nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp nợ thuế 35,5 tỷ đồng

Công ty của nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp nợ thuế 35,5 tỷ đồng

Trong danh sách nợ thuế được công bố kỳ này, nhóm doanh nghiệp bất động sản chiếm chủ yếu. Đáng chú ý Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương của nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp còn nợ thuế lên tới 35,5 tỷ đồng.

Thế Hưng

Chuyên mục: Doanh nghiệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *