Doanh nghiệp 28/10/2017 08:00

Ông Hoàng Khải lại nói dối: 5 năm gần đây Khaisilk nhập lụa ở Nha Xá rất ít!

"5 năm gần đây, Khaisilk nhập lụa ở Nha Xá rất ít, gần như không có", đó là khẳng định của dân làng Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam về thông tin ông Hoàng Khải, Chủ tịch tập đoàn Khaisilk thừa nhận bán lụa Trung Quốc, 50 % còn lại nhập từ các làng nghề Việt Nam, chủ yếu là làng Nha Xá.

Sau khi thông tin một khách hàng tại Hà Nội “tố” sản phẩm khăn của Khaisilk là hàng được sản xuất tại Trung Quốc được gắn mác hàng sản xuất tại Việt Nam. Ông Hoàng Khải, Chủ tịch tập đoàn Khaisilk thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.

Doanh nhân này thừa nhận, hiện nay nguồn tơ lụa trong hệ thống của Khaisilk là nhập khẩu 50%. 50% còn lại nhập từ các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam, chủ yếu là làng lụa Nha Xá, ở xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Người dân làng lúa Á hậu Nha Xá cho biết, 5 năm trở lại đây Khaisilk không còn nhập lụa Nha Xá hoặc có thì rất ít
Người dân làng lúa Á hậu Nha Xá cho biết, 5 năm trở lại đây Khaisilk không còn nhập lụa Nha Xá hoặc có thì rất ít

Để rộng đường dư luận, PV Dân trí đã tìm về làng lụa Nha Xá, nơi được mệnh danh là làng lúa Á hậu. Tuy nhiên, khác với thông tin mà ông Hoàng Khải công bố là 50% còn lại nhập từ các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam, chủ yếu là làng lụa Nha Xá. Người dân nơi đây cho biết, thông tin này khá bất ngờ vì từ 5 năm trở lại đây, Khaisilk rất ít hoặc không còn nhập lụa ở Nha Xá.

Theo bà Nguyễn Thị Bích (54 tuổi), một người làm lụa có kinh nghiệm ở Nha Xá cho biết: “Người dân chúng tôi khi nghe thông tin tập đoàn Khaisilk mua lụa ở làng Nha Xá thì khá bất ngờ. Vì 5 năm trở lại đây, chúng tôi thấy Khaisilk không thu mua lụa ở đây nữa hoặc có thì rất ít chứ không rầm rộ như hơn chục năm trước”.

Lụa Nha Xá vốn là làm truyền thống từ xưa đến nay, những ai đặt hàng thì người dân mới làm, mọi nguyên liệu để quay và dệt ra thành phẩm đều là hàng thật 100%, có muốn làm giả cũng không làm được vì máy móc ở đây đều thủ công
Lụa Nha Xá vốn là làm truyền thống từ xưa đến nay, những ai đặt hàng thì người dân mới làm, mọi nguyên liệu để quay và dệt ra thành phẩm đều là hàng thật 100%, có muốn làm giả cũng không làm được vì máy móc ở đây đều thủ công

Cũng theo bà Bích cho biết, trước đây từ những năm 1990 Khaisilk có mua lụa ở đây nhưng thông qua một người tên Trọng, người hay thu gom lụa của người dân trong làng rồi bán cho tập đoàn Khaisilk. Thời điểm đấy tập đoàn này mới mua lụa của người dân nhiều.

Chia sẻ về mức giá một chiếc khăn bán giá nhập bà Bích cho hay, khăn nhà bà làm ra bán giá gốc là 150 nghìn đồng/chiếc. Còn nhập sang nước ngoài, khách đặt thì có giá 54 đô la tương đương với 1,2 triệu đồng.

Còn theo ông Tuấn, một hộ kinh doanh và làm lụa tại Nha Xá cũng cho biết: “Trước đây có một người làm lụa của làng chuyên bán cho của hàng lụa ở phố hàng Gai, họ bán khoảng 20 năm gì đó. Mấy năm trước số lượng họ bán ra ít hơn, 5 năm trở lại đây họ dường như không nhập nữa, mà nghe nói họ lấy hàng từ Lâm Đồng ra. Gia đình tôi thì chưa bao giờ bán hàng cho Khaisilk”.

Một chiếc khăn ở Nha Xá bán giá gốc là 150 nghìn đồng/chiếc. Còn nhập sang nước ngoài, khách đặt thì có giá 54 đô la tương đương với 1,2 triệu đồng.
Một chiếc khăn ở Nha Xá bán giá gốc là 150 nghìn đồng/chiếc. Còn nhập sang nước ngoài, khách đặt thì có giá 54 đô la tương đương với 1,2 triệu đồng.

Cũng theo người dân làng Nha Xá cho hay, lụa Nha Xá vốn là làm truyền thống từ xưa đến nay, những ai đặt hàng thì người dân mới làm, mọi nguyên liệu để quay và dệt ra thành phẩm đều là hàng thật 100%, có muốn làm giả cũng không làm được vì máy móc ở đây đều thủ công.

Ông Nguyễn Tiến Quảng, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất và kinh doanh lụa Nha Xá cho biết, trong hiệp hội không quản lý tất cả các sản phẩm cá nhân mà những sản phẩm tơ lụa làm ra đều do các cá nhân trong làng tìm đối tác.

Về thông tin một người đàn ông tên Trọng cung cấp lụa Nha Xá cho Khaisilk, ông Quảng khẳng định: “Lượng mua tơ lụa của Khai Silk ở đây vài năm nay gần như không có hoặc có cũng không đáng kể, chỉ có người bán trực tiếp cho ông Khải thì mới biết”.

Danh tiếng của lụa Nha Xá chỉ xếp sau lụa của làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội). Bởi vậy, nhiều người vẫn gọi Nha Xá là làng á hậu về nghề dệt lụa.
Danh tiếng của lụa Nha Xá chỉ xếp sau lụa của làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội). Bởi vậy, nhiều người vẫn gọi Nha Xá là làng "á hậu" về nghề dệt lụa.

“Mặt hàng lụa Nha Xá có tuổi đời hàng trăm năm nay và đã có thương hiệu. Trước đây có người kinh doanh bán lại tơ lụa cho ông Hoàng Khải nhưng chỉ là phần nhỏ. Chủ yếu hộ ở địa phương bán tơ lụa sản xuất ra đều bán cho thị trường ở Sài Gòn, Hội An (Quảng Nam), Hà Đông hay xuất khẩu nước ngoài”.

Trước thông tin ông Hoàng Khải thừa nhận có bán lụa Trung Quốc nhưng gắn mác “Made in Việt Nam”, người dân Nha Xá và phía Hiệp hội sản xuất và kinh doanh lụa Nha Xá cho rằng, đối với những người làm lụa việc làm trên là không thành thực với người tiêu dùng, lừa dối khách hàng để lấy lợi nhuận. Họ cũng mong muốn cơ quan chức năng làm rõ hơn để trả lại công bằng cho người dân làng làng lụa Nha Xá.

Làng dệt lụa Nha Xá, cách thành phố Phủ Lý gần 30km về phía Bắc. Ngôi làng tọa lạc bên tả ngạn sông Hồng ngay dưới chân cầu Yên Lệnh nối liền hai tỉnh Hưng Yên và Hà Nam. Danh tiếng của lụa Nha Xá chỉ xếp sau lụa của làng Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội). Bởi vậy, nhiều người vẫn gọi Nha Xá là làng "Á hậu" về nghề dệt lụa.

Đức Văn

Chuyên mục: Doanh nghiệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *