TPP có thể giúp Việt Nam chiến thắng trong cuộc chiến cá da trơn?

FICA - Với chuyến công du của Tổng thống Obama tới Đông Á tháng tới để tạo sự thúc đẩy rất cần thiết cho hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ miễn cưỡng quay lại bàn đàm phán.

 

 Việt Nam chiếm 60 % thị trường cá da trơn ở Mỹ và các trang trại cá da trơn của Mỹ ở khu vực miền Nam cho rằng họ phải cắt giảm sản lượng một nửa – 300 triệu pound, từ mức sản lượng cao - 660 triệu pound.

Trong thương mại tự do, doanh nghiệp nào thỏa mãn sự hài lòng khách hàng sẽ có một lợi thế cạnh tranh. Đó có vẻ là trường hợp đối với cá da trơn Việt Nam. Được công nhận là một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, lượng tiêu thụ cá hàng năm tại Mỹ là 14,6 pound mỗi người vào năm 2012, và mức giá cá da trơn Việt Nam phải đủ cạnh tranh để chiếm lĩnh một thị phần lớn. Vì không có các lập luận kinh tế rõ ràng chống lại cá da trơn Việt Nam, Thượng nghị sĩ Thad Cochran của bang Mississippi - bang sản xuất cá da trơn nhiều nhất - và một số nhà lập pháp khác ở miền Nam cho rằng cá da trơn và cá basa Việt Nam được nuôi với kháng sinh trong môi trường nước bị ô nhiễm.

Tháng trước, họ bổ sung một mục vào Dự luật Nông nghiệp năm 2014 yêu cầu Bộ Nông nghiệp Mỹ, thay vì Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA), thực hiện một chương trình kiểm tra cá da trơn chặt chẽ hơn. Theo một cách tiếp cận thống kê thông thường để kiểm soát chất lượng, FDA kiểm tra ngẫu nhiên chỉ 2% thực phẩm. Những người phản đối cá da trơn Việt Nam cho rằng phương pháp này chưa đủ an toàn.

Khi dự luật này được thực thi, Việt Nam sẽ phải ngừng xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ cho đến khi Việt Nam có trạm kiểm tra riêng đáp ứng các tiêu chuẩn Mỹ. Quá trình này có thể mất từ ​​3-7 năm.

Người dân Việt Nam không phải là những người duy nhất có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định này. Theo Viện Thủy sản Quốc gia Hoa Kỳ, hạn chế nhập khẩu cá da trơn Việt Nam cũng đồng nghĩa với tăng giá ngay lập tức với hàng triệu người tiêu dùng Mỹ, gây thiệt hại cho các nhà phân phối và nhà hàng lớn ở Mỹ phục vụ cá da trơn và cá basa.

Thượng nghị sĩ John McCain với 12 thượng nghị sĩ khác đã phản đối việc thực thi dự luật, yêu cầu thành lập một văn phòng cá da trơn 15 triệu đô la một năm trong Bộ Nông nghiệp Mỹ. Nỗ lực của họ vẫn chưa thành công ở cấp Thượng viện. McClain cảnh báo rằng hạn chế nhập khẩu cá da trơn Việt Nam sẽ tạo ra phản ứng trả đũa, Việt Nam sẽ hạn chế hàng hóa xuất khẩu của Mỹ vào thị trường Việt Nam. Nông dân Mỹ bán thịt bò hoặc đậu tương sẽ lại bị ảnh hưởng.

Tranh chấp là phổ biến trong thương mại quốc tế. Những tổ chức quốc tế như WTO mà Việt Nam là thành viên từ năm 2007 được thiết lập như một địa chỉ giải quyết các tranh chấp thương mại. Trong lịch sử, các quốc gia phát triển với sự hỗ trợ của luật pháp hoàn thiện đã luôn chiếm số lượng khiếu nại cao nhất. Do đó, tranh chấp cá da trơn giữa Mỹ và Việt nam chỉ là một trong số những cạnh tranh quốc tế, và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần được chuẩn bị để kháng cự lại.

Tuy nhiên,  với TPP, chính phủ Mỹ tìm cách tăng cường thương mại giữa các thành viên thông qua cắt giảm thuế quan. Hơi khác so với WTO, TPP tăng cường quan hệ đối tác, và chính quyền Obama sẽ không muốn bị chỉ trích là nâng cao bảo hộ chỉ để cho một ngành sản xuất quốc gia.

 

Chính quyền Obama không ủng hộ ý tưởng về Văn phòng cá da trơn, Dự luật vẫn đang chờ thông qua, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Khôi hài thay, nếu một trong những mục tiêu của chuyến công du Châu Á của Tổng thống Obama là để thảo luận về vai trò của Trung Quốc ở châu Á, phát động một cuộc chiến thương mại với Việt Nam vì sự phổ biến của cá da trơn Việt Nam tại Mỹ sẽ đem lại lợi ích gián tiếp cho Trung Quốc ở một khía cạnh lớn.

GS. Tùng Bùi

Giám đốc Chương trình Vietnam EMBA, Đại học Hawaii

Chuyên mục: Vĩ Mô

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *