Doanh nghiệp 23/09/2015 10:30

EVN còn "kẹt" vốn đầu tư ngoài ngành tại 4 công ty

FICA - Theo yêu cầu, EVN phải thoái hết vốn tại 7 công ty cổ phần đến hết năm 2015. Tính tới hết tháng 8/2015, EVN còn sở hữu 20% cổ phần tại Công ty Bảo hiểm toàn cầu, 16% cổ phần tại Ngân hàng An Bình, 11,49 triệu cổ phần của Chứng khoán An Bình và 16,5% cổ phần Công ty tài chính điện lực.

(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).
 

Theo Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012 - 2015, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải thực hiện thoái vốn và giảm vốn tại 7 Công ty cổ phần (CTCP) đến hết năm 2015.

 

Đến hết năm 2014, Tập đoàn này đã thoái toàn bộ vốn ở 3 doanh nghiệp bất động sản (CTCP Đầu tư xây dựng Điện lực Việt Nam, Công ty cổ phần Bất động sản Sài Gòn Vina và Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung) với hình thức đấu giá công khai.

 

Tập đoàn này cũng đã thực hiện giảm vốn ở 4 CTCP còn lại. Trong đó, luỹ kế đến hết tháng 8/2015, tại Công ty CP Bảo hiểm Toàn cầu (GIC), EVN đã chuyển nhượng 1 triệu cổ phần (CP), giảm

 

Tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), EVN đã chuyển nhượng 25,2 triệu CP, giảm tỷ lệ sở hữu của EVN từ 21,27% xuống còn 16,02% vốn điều lệ của ABBank. Hiện tại, EVN còn lại vốn là phần lợi nhuận được chia bằng cổ phiếu, tiền mặt tại ABBank.

Tại CTCP Chứng khoán An Bình (ABS), các thủ tục thoái toàn bộ vốn của EVN  theo phương án đấu giá công khai toàn bộ 11,49 triệu CP theo phê duyệt của Bộ Công Thương đã được EVN triển khai từ năm 2014. Hiện tại, EVN đang xúc tiến làm việc với các nhà đầu tư về việc bán thỏa thuận số cổ phần chưa bán hết tại ABS.

 

Tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance), EVN chỉ nắm 16,5% vốn điều lệ của EVNFinance. Hiện tại, EVN đang làm việc với các nhà đầu tư về việc mua thỏa thuận 3,75 triệu cổ phần của EVN tại EVNFinance (chiếm 1,5% vốn điều lệ của EVNFinance) để đảm bảo tỷ lệ nắm giữ 15% vốn điều lệ tại Công ty theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

 

Tính đến hết tháng 8/2015, tổng giá trị thoái vốn, giảm vốn ngoài ngành nghề kinh doanh chính của EVN đạt 958,318 tỷ đồng.

 

Về yêu cầu giảm vốn tại các doanh nghiệp phục vụ trực tiếp ngành nghề kinh doanh chính, đến hết năm 2015, EVN phải bán bớt phần vốn đến mức EVN nắm dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần tại 4 CTCP: Cơ điện Miền Trung, Cơ điện Thủ Đức, Cơ khí Điện lực và Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty cổ phần. EVN đã hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn tại CTCP Cơ điện miền Trung (CEMC).

 

Ngoài ra, theo EVN, luỹ kế đến hết quý II/2015, 5 Tổng công ty Điện lực đã thoái vốn thành công tại 23 đầu mối doanh nghiệp. Tổng số vốn thu về là 648,4 tỷ đồng, thặng dư 38,1 tỷ đồng so với giá trị vốn đầu tư ban đầu. Hiện nay, 5 Tổng công ty Điện lực còn 12 đầu mối doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn, với tổng số vốn còn phải thoái là 484 tỷ đồng, chiếm 46,4% tổng số vốn cần phải thoái theo Phương án tái cơ cấu các Tổng Công ty Điện lực đã được Hội đồng thành viên EVN phê duyệt.

Phương Dung

Chuyên mục: Doanh nghiệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *