Chứng Khoán 08/06/2014 14:12

Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh?

Ngay cả những chuyển động tích cực cuối tuần qua vẫn không khiến các chuyên gia mà VnEconomy phỏng vấn thay đổi quan điểm thận trọng với thị trường.

heo đánh giá của các chuyên gia, yếu tố nới room có thể ảnh hưởng tích cực đến các cổ phiếu công ty chứng khoán, nhưng chưa hẳn sẽ là nhân tố đủ sức mạnh để kích hoạt dòng tiền. Những phản ứng có phần mạnh mẽ ở các cổ phiếu khác được cho là chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, nhất là khi thị trường giằng co với thanh khoản thấp, làm nảy sinh tình trạng “khát” thông tin hỗ trợ.
 
Điều khiến các chuyên gia vẫn giữ quan điểm thận trọng, là yếu tố thanh khoản chưa có dấu hiệu cải thiện, ngay cả trong phiên cuối tuần. Do đó, những gì diễn ra trong tuần qua và kể cả phiên cuối tuần chưa phải là cơ sở để khẳng định điều chỉnh giảm đã kết thúc.
 
Tuy nhiên khả năng điều chỉnh mạnh đã được loại bỏ và trên thực tế, 2/5 chuyên gia đã thực hiện tăng tỷ trọng cổ lên trong tuần qua với mức mua thêm nhiều nhất là 20% và tỷ lệ cổ phiếu chung của cả danh mục cao nhất là 30%. Chuyên gia có tỷ trọng cao nhất tuần trước ở mức 60% đã giảm tỷ trọng xuống 50% trong tuần này.
 
Dòng tiền sẽ được kích hoạt?
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 1
Sự kiện bất ngờ nhất của tuần này hẳn là thông tin sẽ sớm nới room cho các công ty chứng khoán. Nhóm cổ phiếu chứng khoán đã có những phản ứng rất tốt. Anh chị đánh giá tác động của thông tin này như thế nào? Liệu thông tin này có đủ tốt để kích hoạt dòng tiền đang đứng ngoài tham gia nhiệt tình hơn và “mượn đà” kết thúc sớm nhịp điều chỉnh?
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 2
Theo tôi thực chất thông tin này chính thức ghi nhận một bước lùi trong việc nới room ngoại: Việc nới room cho tất cả các doanh nghiệp niêm yết (vốn được kỳ vọng trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây) xem như bị trì hoãn vô thời hạn. Giờ sẽ là bài toán xem xét nới room cho riêng cổ phiếu các công ty chứng khoán (sẽ khả thi hơn !?) – và cần nhớ rằng, đây cũng – vẫn chưa phải là quyết định chính thức.
 
Còn về ảnh hưởng của thông tin này, có thể một vài dòng tiền đầu cơ nhạy bén với thông tin sẽ tận dụng lợi thế của mình để kiếm lời ngắn hạn. Còn nhìn rộng hơn, việc đánh giá thông tin đôi lúc là thừa, thị trường sẽ trả lời tất cả thông qua diễn biến giá và khối lượng. 
 
Ở khía cạnh này, tôi thấy tuần qua không phải là 1 tuần tăng điểm, phiên cuối tuần tăng mạnh nhưng cũng chỉ đủ bù lấp các phiên giảm trước đó và VNIndex vẫn dao động dưới kháng cự mạnh 560-570, cuối cùng là thanh khoản, đã gần tròn tháng kể từ khi thị trường xác lập đáy hồi phục, thanh khoản vẫn không ghi nhận một sự gia tăng nào để đánh dấu dòng tiền lớn đã quay trở lại với thị trường, thậm chí những quan sát về trung bình khối lượng lại ghi nhận một sự sụt giảm nhẹ.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 3
Thông tin sớm nới room cho các công ty chứng khoán đã tác động tích cực đến dòng tiền tham gia vào thị trường vào gần cuối phiên thứ 6 tuần trước. Đây thực sự là tin hỗ trợ thị trường trong giai đoạn thanh khoản xuống thấp nhất trong vòng 2 tuần trở lại đây. 
 
Nhưng với diễn thị trường hiện tại thì thông tin này chỉ có thể làm nhóm cổ phiếu chứng khoán có giao dịch tích cực hơn chứ chưa thể kích hoạt dòng tiền lớn tham gia vào thị trường và chúng ta cũng thấy rõ mặc dù có sự khởi sắc về điểm số phiên thứ 6 cuối tuần nhưng thanh khoản thực sự vẫn là điều đáng lo ngại. Có thể VN-Index sẽ không điều chỉnh sâu về mốc 540 mà sẽ dừng ở ngưỡng 550 – 560 điểm là chủ yếu.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 4
Đây là thông tin được nhà đầu tư kỳ vọng đã lâu, và với việc tách riêng vấn để “room” của công ty chứng khoán, sẽ giúp Quyết định này sớm được ban hành, đi vào thực tiễn. Dựa vào thông tin này một phần dòng tiền đầu cơ sẽ quay trở lại thị trường, thanh khoản có thể cải thiện nhẹ. 
 
Tuy nhiên, động thái này sẽ giảm kỳ vọng ở nhiều cổ phiếu khác hiện đã kín “room”. Động thái này phần nào làm giảm sức hút của thị trường đối với dòng vốn ngoại.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 5
Mỗi khi thị trường giằng co đi ngang với giao dịch chậm rãi đều là thể hiện một trạng thái khao khát thông tin. Cho nên, khi thông tin nới room cho công ty chứng khoán xuất hiện, cơn khát thông tin được thỏa mãn, hiện tượng tích cực chúng ta chứng kiến vào phiên cuối tuần xảy ra là dễ hiểu. 
 
Thêm vào đó, chúng ta cần phải nhìn nhận rằng thị trường hiện tại phản ứng quá đà với cả tin tốt lẫn tin xấu, đó là một biểu hiện không ổn định trong trạng thái tâm lý nhà đầu tư, cụ thể hơn nữa là sự không ổn định về dòng tiền. Do đó tôi cho đây chưa phải là cơ sở đáng tin cậy để khẳng định điều chỉnh giảm đã kết thúc.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 6
Thông tin nới room cho nhà đầu tư nước ngoài đã được chờ đợi từ lâu và ngay lập tức đã có phản ứng khá tích cực đối với thị trường trong phiên hôm nay đặc biệt ở các cổ phiếu chứng khoán hàng đầu như SSI và HCM. 
 
Tuy nhiên, việc nới room này chỉ mới dừng ở các công ty chứng khoán nên chỉ đáp ứng được một phần nhỏ sự kỳ vọng của nhà đầu tư so với những mục tiêu đặt ra lúc đầu. Vì vậy, tôi nghĩ rằng sự tích cực có tính lan tỏa này chỉ diễn ra trong một hoặc hai phiên, sau đó thị trường sẽ trở lại trạng thái cũ với thanh khoản thấp.
 
Theo kinh nghiệm của tôi, sau đợt sụt giảm mạnh vào đầu tháng 5, thị trường cần thời gian đủ dài để tích lũy cho một chu kỳ mới. Tôi quan sát thấy quá trình tích lũy dường như đang được bắt đầu. Vì vậy, sự hưng phấn có lẽ chỉ là điều kiện tốt cho các nhà đầu tư ngắn hạn cơ cấu lại danh mục. Tuy nhiên, nhà đầu tư dài hạn có thể ước chừng một số số liệu kinh tế dự kiến vào cuối Quý 2 để có định hướng giải ngân một cách hợp lý.
 
Quỹ V.N.M sẽ mua ròng bao nhiêu
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 7
 
Ngày 6/6 FTSE đã công bố thay đổi danh mục và không có nhiều thay đổi lớn. Anh chị đánh giá khả năng thay đổi thế nào trong kỳ tái cân bằng danh mục của quỹ V.N.M ngày 14/6 tới?
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 8
 
Với tỷ lệ các cổ phiếu Việt Nam trong danh mục đang là 68.9%, khả năng VNM ETF sẽ tiếp tục mua cho đủ tỷ trọng 70%. Tuy nhiên, về cơ cấu danh mục có khả năng sẽ không có nhiều thay đổi, do hiện tại không có mã nào vi phạm tiêu chí để bị loại ra. Ở chiều thêm vào, tôi chưa thấy xuất hiện mã nào đủ tiêu chí để được tham gia vào rổ cổ phiếu của VNM ETF.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 9
 
Kỳ review của V.N.M đang được nhiều nhà đầu tư chờ đón bởi quỹ này sẽ đưa tỷ trọng của các cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam về mức 70%, tương đương với giá trị mua ròng khoảng trên 300 tỷ. 
 
Theo tính toán của tôi, nhiều khả năng sẽ không có cổ phiếu nào được thêm vào hay loại bớt, tuy nhiên một số cổ phiếu có thay đổi đáng kể về số lượng trong danh mục như VCB, STB hay ITA.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 10
 
Ngoại trừ FTSE có một số thay đổi nhưng riêng quỹ V.N.M theo tôi sẽ không có thay đổi gì về  mã cũng như là tỷ lệ cổ phiếu mua vào.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 11
 
Giống như quỹ ETF có sự điều chỉnh đáng kể nào, theo dự báo của tôi, quỹ VNM cũng không có sự bổ sung cổ phiếu nào mới vào danh mục (so sánh với các tiêu chí về vốn hóa, thanh khoản, khối lượng và room còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài). 
 
Hai cổ phiếu có thể gia tăng tỷ trọng lớn trong ETF VNM có thể kể đến STB (dự báo tăng gần 19 triệu đơn vị) và DPM (dự báo tăng hơn 3 triệu đơn vị). Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu có thể hạ tỷ trọng nhiều có thể kể đến ITA, VIC và VCG.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 12
 
FTSE và VNM cơ bản khác nhau ở chỗ rổ chỉ số của FTSE chỉ bao gồm các cổ phiếu niêm yết trên HSX, trong khi V.N.M có cả các cổ phiếu niêm yết trên HSX, HNX và cả nước ngoài. Kỳ cơ cấu này, FTSE không có nhiều thay đổi lớn, khả năng V.N.M cũng vậy nếu xét ở khía cạnh phán đoán xem mã nào bị loại, mã nào được thêm (dự kiến không có mã nào).
 
Tuy nhiên do tỷ trọng các cổ phiếu Việt Nam đang thấp nên khả năng ETF VNM sẽ giải ngân khá mạnh trong tuần cơ cấu sẽ diễn ra sau đây 1 tuần giao dịch nữa. Ngoài ra tôi cũng kỳ vọng sẽ có đột biến ở trường hợp STB.
 
Tăng tỷ lệ cổ thận trọng
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 13
 
Phản ứng của thị trường trong phiên cuối tuần có làm thay đổi quan điểm của anh chị về chiến thuật giao dịch? Phân bổ danh mục của anh chị như thế nào?
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 14
 
Theo tôi tỷ trọng 10% cổ phiếu trong danh mục vẫn nên được duy trì trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm mạnh. Không nên sử dụng đòn bẩy vào lúc này kèm theo việc mua vào chỉ xảy ra khi có biến động giảm giá mạnh trong phiên.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 15
 
Thị trường hiện tại là thị trường mà kẻ trong muốn ra, người ngoài muốn vào, nhìn thị trường đôi lúc có những phiên tăng điểm rất hấp dẫn nhưng việc kiếm lời thực tế lại vô cùng khó khăn. Theo quan sát, tôi không thấy nhiều nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận trong 2 tuần gất nhất. Với diễn biến như vậy, tôi vẫn hoàn toàn đứng ngoài thị trường.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 16
 
Diễn biến phiên cuối tuần chưa đủ thuyết phục để tôi thay đổi hẳn quan điểm, tuy nhiên cánh cửa cho nhịp tăng tiếp tục đã mở rộng hơn một chút. Vì vậy tôi chỉ phân bổ thêm một tỷ trọng nhỏ cổ phiếu vào phiên cuối tuần, nâng tổng tỷ trọng cổ phiếu lên 30%. 
 
Do vẫn cần 1, 2 phiên nữa để khẳng định tín hiệu chắc chắn hơn, tôi dừng lại ở chuẩn bị tinh thần mua trong tuần tới.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 17
 
Tôi vẫn cho rằng phiên tăng điểm  mạnh cuối tuần chưa đủ cơ sở để chúng ta có thể tham gia mạnh vào thị trường có chăng chỉ là 1 phần nhỏ cổ phiếu gia tăng mua vào và chủ yếu là cổ phiếu chứng khoán khi chúng có thông tin hỗ trợ tốt. Tỷ trọng cổ phiếu/tiền của tôi trong tuần đã được tăng lên là 30%/70%.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 18
 
Thông tin xuất hiện vào cuối tuần sẽ giúp thị trường có thêm diễn biến tích cực trong ngắn hạn, tuy nhiên nó khó tạo được “cú huých” để thị trường lấy lại những điểm số đã mất kể từ đầu tháng 04. Hiện tôi duy trì tỷ trọng cố phiếu ở mức 50%, và sẽ xem xét hạ một phần tỷ trọng nếu thị trường có mức tăng mạnh trong tuần tới.
 
Bò Gấu chưa ngã ngũ
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 19
 
Sau phiên tăng mạnh cuối tuần, tâm lý thị trường đang rất tốt. Nếu được chọn, anh chị sẽ chọn biểu tượng nào phù hợp nhất với phân tích của mình trong tuần tới, Bò hay Gấu?
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 20
 
Tôi vẫn lựa chọn phương án thận trọng nhất với thị trường này. Khả năng đi ngang có thanh khoản giảm dần vẫn chiếm ưu thế vào lúc này.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 21
 
Tôi chọn Bò, nhưng nghiêng về khả năng phân hóa, index và phần lớn thị trường sẽ có những diễn biến tăng chậm rãi, đột biến chỉ xuất hiện ở một số nhóm cổ phiếu.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 22
 
Tôi cho rằng nếu VN-Index vượt được 560 với khối lượng trên mức 120 triệu thì khả năng chú Bò sẽ giữ được sự chủ động trong tuần kế tiếp. Trong khi đó, ở khả năng được đánh giá cao hơn, tôi cho rằng 2 bên Gấu-Bò sẽ tiếp tục giằng co mà trong đó không bên nào thực sự giành được chủ động trong tuần tới.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 23
 
Tôi cho rằng tuần tới 1, 2 phiên đầu tuần vẫn giữa được đà hưng phấn và sẽ tiếp tục tăng điểm trước khi điều chỉnh giảm điểm trở lại vào các phiên cuối tuần và thanh khoản vẫn không có nhiều cải thiện. 
 
Tuần tới thị trường sẽ điều chỉnh đi ngang ở mốc cao hơn mốc giá hiện tại được thiết lập trong tuần trước và Thị trường Gấu vẫn là xu hướng chủ đạo.
 
Xu thế dòng tiền: Mượn đà tâm lý - kết thúc điều chỉnh? 24
 
Với thông tin xuất hiện vào cuối tuần, tôi cho rằng thị trường sẽ đón nhận trở lại một phần dòng tiền đầu cơ trong ngắn hạn, thanh khoản và chỉ số có thể tăng nhẹ trong tuần tới. Với kỳ vọng trên, tôi lựa chọn biểu tượng Bò.
 
Nhằm giúp bạn đọc/nhà đầu tư chứng khoán có thêm những góc nhìn tham khảo uy tín, đến từ các chuyên gia hàng đầu trên thị trường, bắt đầu từ tháng 1/2014, VnEconomy mở thêm chuyên mục tọa đàm định kỳ hàng tuần mang tên “Xu thế dòng tiền”.
 
“Xu thế dòng tiền” hội tụ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đến từ các công ty chứng khoán, là những người bám sát thị trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường thông qua các hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn đầu tư. Ở vị trí điều phối cuộc tọa đàm là nhà báo Nguyễn Hoàng, người phụ trách Ban Chứng khoán của VnEconomy.
 
VnEconomy và các chuyên gia không chịu trách nhiệm trước những thiệt hại nếu có trong hoạt động đầu tư dựa trên những nhận định được đăng tải. Các chuyên gia là những thành viên tham gia thị trường, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các hoạt động đầu tư thực tế, do vậy, các quan điểm nhận định cũng như phương pháp đầu tư có thể dẫn đến những xung đột lợi.
 
Theo Nguyễn Hoàng
VnEconomy

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *