Chứng Khoán 31/10/2017 15:13

Thương vụ nửa tỷ USD: Đại gia mới gây chấn động thị trường

Đại gia kín tiếng phía Nam hút gần chục ngàn tỷ đồng ngay đầu tháng 12 tới và trở thành một đế chế trên thị trường bất động sản và bất động sản công nghiệp tại Việt Nam. Ông trùm Đặng Thành Tâm sẽ trở nên nhỏ bé.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - TNHH MTV (Becamex IDC) sẽ đấu giá 311,2 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 1/12.

Với giá khởi điểm 31 ngàn đồng/cp, ông trùm bất động sản công nghiệp Becamex IDC sẽ có vốn hóa đạt gần 41 ngàn tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu bán ra có trị giá gần 9,7 ngàn tỷ đồng, tương đương gần nửa tỷ USD.

Sau khi IPO thành công, Becamex IDC sẽ trở thành cổ phiếu bất động sản công nghiệp lớn nhât trên sàn chứng khoán.

Ông trùm cho thuê khu công nghiệp Becamex IDC hiện sở hữu hàng chục ngàn ha diện tích đất công nghiệp tại Bình Dương với những cái tên như KCN Việt Nam - Singapore, Khu Đô thị và Công Nghiệp Mỹ Phước, Khu Công Nghiệp & Đô Thị Becamex - Bình Phước, Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị Bình Dương, Thành phố mới Bình Dương,…

chứng khoán,cổ phiếu ngân hàng,cổ phiếu bất động sản,VN-Index,cổ phiếu chứng khoán,Vingroup,Phạm Nhật Vượng,Đặng Thành Tâm,Trịnh Văn Quyết
Bên cạnh bất động sản, Becamex IDC cũng đầu tư vào nhiều lĩnh vực phụ trợ như đại học, bệnh viện, dược phẩm, công nghệ thông tin, vật liệu xây dựng… Hiện Becamex IDC sở hữu khá nhiều đơn vị lớn như Becamex IJC, Becamex ACC, Becamex BMC, Becamex Pharma, Chứng khoán Đệ Nhất, TDC, BCE, …

Ngay sau khi lên sàn Becamex IDC sẽ có vốn hóa khoảng 2 tỷ USD, cao hơn nhiều so với Tập đoàn Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm. KBC hiện có vốn hóa chỉ khoảng 6 ngàn tỷ đồng.

Với sự sôi động và tăng điểm không ngừng của thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều CTCK cho rằng IPO của Becamex IDC sẽ thành công và cổ phiếu được quan tâm giống như các doanh nghiệp hạ tầng đấu giá bán cổ phần thời gian gần đây như Viglacera hay Idico.
Dòng vốn lớn trong và ngoài nước dồn dập đổ vào các cổ phiếu blue-chips khiến hàng loạt các doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn.

Vingroup (VIC) của ông Phạm Nhật Vượng có vốn chủ sở hữu lên tới 153 ngàn tỷ đồng (gần 7 tỷ USD, tổng tài sản vượt ngưỡng 200 ngàn tỷ đồng. Sabeco (SAB) có giá cố phiếu lên mức kỷ lục và vốn hóa cũng đã đạt 184 ngàn tỷ đồng. Doanh nghiệp này vừa báo doanh thu 9 tháng lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 tỷ USD.

Doanh nghiệp trẻ FLC Faros của ông Trịnh Văn Quyết cũng gia nhập câu lạc bộ 100 ngàn tỷ đồng vốn hóa…

Thị trường chứng khoán tiếp tục được nâng đỡ bởi các cổ phiếu lớn. Đây là yếu tố quyết định giúp VN-Index liên tiếp lập các đỉnh cao thập kỷ mới.

Sau vài tuần bán ròng, trong vài phiên gần đây khối ngoại trở lại mua ròng với trọng tâm là cổ phiếu trụ cột nhưng cũng có xu hướng gom hàng midcap.

Các cổ phiếu khối ngoại mua trong tiếp tục là: VJC, VNM, GAS, VCB, MSN, VCG…

Về tổng thể, thị trường chứng khoán được đánh giá có triển vọng dài hạn vẫn khá tích cực. Quy mô và chất lượng sẽ còn tăng mạnh và đây là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trên thế giới.

Dòng tiền được dự báo sẽ đổ vào nhóm cổ phiếu cơ bản có kết quả kinh doanh và triển vọng tốt. Đây sẽ là nhóm sẽ thay thế các cổ phiếu blue-chips để nâng đỡ thị trường. Một số dự báo cho rằng, VN-Index sẽ còn tăng tiếp và tăng trong dài hạn, có thể lên tới 1.200-1.500 điểm trong vài năm tới.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/10, VN-index tăng 4,83 điểm lên 845,2 điểm; HNX-Index giảm 0,47 điểm xuống 105,98 điểm. Upcom-Index tăng 0,07 điể lên 52,66 điểm. Thanh khoản đạt gần 250 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị đạt 5,2 ngàn tỷ đồng, cao hơn so với mức trung bình những tuần sôi động gần 4,8 ngàn tỷ đồng hồi tháng 6-7.

H. Tú

Chuyên mục: Chứng Khoán

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *