Chứng Khoán 17/04/2019 10:55

Hơn 3000 nhà đầu tư Trung Quốc tham gia TTCK Việt Nam

Hiện nay, có hơn 3000 người Trung Quốc mở tài khoản tại Việt Nam, những năm gần đầy, số người mở tài khoản tăng nhanh, chỉ xếp sau Mỹ, người dân các nước Châu Âu và Hàn Quốc.

Do khối lượng giao dịch của toàn thị trường cổ phiếu Việt Nam không cao, tính lưu động của thị trường không đủ, vì vậy ở một mức độ nhất định sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Song, tình hình này dự kiến sẽ được cải thiện, bởi vì Chính phủ đang đưa ra các biện pháp mạnh, nâng cao tính lưu động của thị trường, mở rộng thị trường chứng khoán.

Trong đó, có hai vấn đề lớn đáng được quan tâm. Một là có sự giúp đỡ của kênh thị trường vốn, ở Việt Nam hiện nay có quy định giảm vốn điều lệ công ty cổ phần và công tác rút vốn đang được thực hiện một cách có trật tự, ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn xếp hàng để tham gia thị trường. Đây là một cơ hội đầu tư được đánh giá tương đối tốt. Hai là, hệ thống giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam đang tiến hành đổi mới và kế hoạch sẽ triển khai nhanh nhất giao dịch T+0 vào cuối năm nay.

Hơn 3000 nhà đầu tư Trung Quốc tham gia TTCK Việt Nam - 1

Hiện nay, có hơn 3000 người Trung Quốc mở tài khoản tại Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)

Khác với không khí mua bán cổ phiếu nhộn nhịp tại Trung Quốc, mua bán cổ phiếu ở Việt Nam vẫn còn là một lĩnh vực còn tương đối mới, các phóng viên nước ngoài dù cho hỏi những người có học vị cao nhưng đều nhận được cái lắc đầu.

“Ở chỗ chúng tôi, nếu có tiền, khả năng sẽ muốn mua đất nhà ở”, ông Nguyễn - một nhân viên làm việc tại một nhà máy Trung Quốc trả lời trong một cuộc phỏng vấn cho hay. Ông này cũng nói thêm “Khoảng 10 năm trở lại đây giá đất ở xung quanh các thành phố bỗng tăng chóng mặt.

Huatai Securities, một công ty của Trung Quốc sau khi xem xét thị trường Việt Nam trong quý đầu tiên của năm nay đã đưa ra kết luận. Trước mắt tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đạt khoảng 3 triệu người, thị trường chứng khoán giống với thị trường Trung Quốc cách đây 15-20 năm.

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm ngoái, hơn 2,1 triệu nhà đầu tư cá nhân đã mở tài khoản chứng khoán tại Việt Nam, ước tính chiếm 2,26% dân số. Trong đó, người nước ngoài mở tài khoản đã chiếm gần 1,3%, tuy nhiên thì con số này đa phần từ nhiều quốc gia khác, số lượng người Trung Quốc không hoàn toàn chiếm ưu thế.

Phó Tổng giảm đốc Công ty Chứng khoán kiến thiết Việt Nam - ông Đỗ Bảo Ngọc cho biết, người nước ngoài đầu tư mở tài khoản ở Việt Nam khoảng 27.700 người. Trong đó, Mỹ chiếm nhiều nhất, xếp sát nút là người dân các nước Châu Âu và Hàn Quốc, Trung Quốc xếp thứ 4 với con số 3000 người. Với đà tăng trưởng tương đối nhanh từ đầu năm đến nay, dự kiến vào cuối quý con số này sẽ vượt 4000 người.

Là thị trường dẫn đầu thị trường bán lẻ, song các nhà đầu tư tại Việt Nam tăng chậm, tính đến cuối năm số lượng các tổ chức mở tài khoản ở Việt Nam chỉ khoảng 9100. Trong đó, số lượng các tổ chức, cá nhân người nước ngoài là 3243, tăng 35 người so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Hao Dan, Chủ tịch của Công ty Cổ phần tư nhân Hongzhe Investment Trung Quốc, đã quan tâm đến cơ hội đầu tư của thị trường Việt Nam sau khi thị trường chứng khoán trong nước Trung Quốc giảm mạnh vào năm 2015. Ông nhận định, tính lưu động của thị trường Trung Quốc tương đối nhỏ, trước mắt không có nhiều cơ hội cho các công ty có nguồn vốn lớn trên thị trường thứ cấp, thời gian tới chúng tôi quan tâm đến những cơ hội từ việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tẩng ở Việt Nam, ví dụ như xây dựng hệ thống điện.

Trong vài năm qua ông Hao Dan đã đầu tư vào các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam, bao gồm hai công ty là công ty chứng khóan đầu tư Việt Nam và công ty xây dựng điện 1 Việt Nam, đồng thời kiêm chức vụ chủ tịch của hai công ty này.

Từ khi chính phủ nới lỏng các hạn chế về việc người nước ngoài đầu cơ cổ phiếu, thì thủ tục mở tài khoản chứng khoán đã đơn giản hơn. Chính vì vậy, gần đây số người Trung Quốc đến Việt Nam mở tài khoản dần tăng và thủ tục khá thuận lợi, thu hút đầu tư.

Người nước ngoài thường quan tâm đến các ngành như bất động sản, bán lẻ và hàng tiêu dùng, những năm gần đây, tỷ số P/E trung bình của 3 ngành này lần lượt là 27,16 lần, 13,87 lần và 9,69 lần, trong đó tỷ số P/E của ngành bất động sản tương đối cao.

Cụ thể ba cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất trong năm qua là VHM, MSN và VRE, tương ứng với các giao dịch mua lần lượt là 25,5 nghìn tỷ đồng, 1,3 nghìn tỷ đồng và 326,4 tỷ đồng.

Vào đầu tháng 4, tại tòa nhà trụ sở mới của trung tâm lưu giữ chứng khoán Việt Nam (VSD), chủ tịch của trung tâm này ông Nguyễn Sơn trả lời báo chí quốc tế “Trung tâm lưu giữ chứng khoán sẽ cùng các thành viên chứng khoán nỗ lực hoàn thiện và chuẩn bị công tác, để đến cuối năm 2019 hoặc bước sang năm 2020 triển khai giao dịch T+0”

Áp dụng giao dịch T+0 là để nâng cao tính lưu động của giao dịch thị trường cổ phiếu, cũng là mở rộng thị trường này và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng phải hoàn thành trong thời gian tới của chính phủ.

Vào tháng 2 vừa qua, chính phủ đã đưa ra đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. Đề án nêu rõ, tổng giá trị thị trường của cố phiếu vào năm 2025 sẽ đạt 120% GDP, số tài người mở tài khoản sẽ chiếm 5% dân số tăng gấp đôi số tài khoản hiện tại.

Tuy nhiên, chịu những yếu tố ràng buộc của cơ chế giao dịch T+2 hiện hành, giao dịch hiện tại của thị trường cổ phiếu Việt Nam vẫn chưa sôi nổi, tính lưu động tương đối thấp, đây ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư. Để cải thiện những thay đổi bất lợi này, trong đề án trên nâng cao tính lưu động của thị trường chứng khoán là ưu tiên hàng đầu của chính sách. Cụ thể là cơ chế giao dịch T+2 sẽ được nâng cấp thành T+0.

Việc giảm vốn điều lệ và rút vốn mới đang được thực hiện. Ví dụ Tập đoàn Bia rượu và Nước giải khát Sài Gòn, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Công ty dược phẩm Hậu Giang và Tổng Công ty cổ phẩn Viglacera kỳ vọng trong năm 2019 sẽ hoàn trả vốn. Trong đó 30% cổ phần Tổng công ty Hàng không Việt Nam dự kiến bán 3 tỷ USD, 30% cổ phần Tổng công ty dầu khí Việt Nam dự kiến bán 2,5 tỷ USD.

Thanh Hải
Theo Xinhua

Chuyên mục: Chứng Khoán

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *