Chứng Khoán 24/07/2014 06:48

Cổ phiếu ngành bánh kẹo: Tới mùa... lướt sóng!

Đó là nhận định của ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Nghiên cứu và Tư vấn Đầu tư về nhóm cổ phiếu ngành bánh kẹo trên sàn chứng khoán hiện nay.

Ông Khánh cho biết, cổ phiếu ngành bánh kẹo nhiều năm nay thường mang tính chất phòng thủ, ít có sự biến động quá lớn cũng như thanh khoản ở mức vừa phải. Bên cạnh đó doanh thu và lợi nhuận của những Cty ngành này khá ổn định, cũng ít có sự biến động lớn.

 

- Do tính chất mùa vụ rất đặc thù của ngành bánh kẹo, và ngành này sắp vào mùa trung thu, từ sự "ổn định" hiện tại, nhà đầu tư tăng trưởng có thể quan tâm cổ phiếu ngành này?

 

Vào mùa này các năm qua, phần lớn các cổ phiếu ngành này thường được hưởng lợi và có xu hướng tăng giá. Theo tôi với các NĐT lướt sóng ngắn hạn hoặc các NĐT thích sự ổn định, đều có thể đầu tư vào những Cty này.

 

- Ngoại trừ Kinh Đô, các DN trong ngành dường như ít có hoạt động kinh doanh đột biến. Vì vậy nói riêng về Kinh Đô, theo ông có thể kì vọng các động thái M&A, bắt tay chiến lược sẽ tạo ra động lực mới? Nhà đầu tư nên quan tâm những yếu tố cơ hội và rủi ro nào?

 

Nếu các Cty trên có các động thái M&A thì lại là vấn đề khác vì đây là hoạt động đầu tư và trong ngắn hạn cho thấy giá cổ phiếu bị tác động không phải từ ngành nghề kinh doanh chính mà là sự kỳ vọng đạt được những bước tăng trưởng trong tương lai, chưa kể việc M&A còn mang lại các giá trị từ đầu tư tài chính hứa hẹn những khoản lợi nhuận lớn nhưng rủi ro cũng lớn. Tuy nhiên trong lịch sử việc M&A của Kinh Đô thường kết quả không được như mong đợi nên cũng không kỳ vọng nhiều vào việc đột phá trong kinh doanh lẫn triển vọng tăng giá cổ phiếu mạnh.

 

Vào mùa này các năm qua, phần lớn các cổ phiếu ngành này thường được hưởng lợi và có xu hướng tăng giá.

 

Bởi thế việc đầu tư vào DN này phải xét đến yếu tố con người và định hướng chiến lược kinh doanh. Ví dụ như MSN (CTCP Tập đoàn Masan), đã thực hiện các thương vụ M&A có định hướng phát triển cho cả MSN và DN dự định M&A. Bên cạnh đó việc thực hiện M&A phải do những người chuyên nghiệp hoặc tổ chức chuyên nghiệp thực hiện hoặc tư vấn thực hiện, chiến lược phát triển chứ không chỉ đơn thuần M&A là xong. Đây là yếu tố quan trọng vì nếu M&A mà thiếu sự chuẩn bị chuyên nghiệp với tầm nhìn chiến lược thì thất bại là điều dễ gặp đồng thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Cty sau khi thực hiện M&A. Vì vậy, các NĐT nên xét kỹ yếu tố này trước khi thực hiện đầu tư, nhất là đối với các NĐT trung và dài hạn. Các NĐT ngắn hạn thì chỉ cần thông tin ảnh hưởng đến giá rồi chốt lời là xong nên không cần quá đặt nặng yếu tố này.

 

- Sự tham gia của các DN ngoại trong ngành bánh kéo theo ông nên nhìn nhận như thế nào? Điều này có đồng nghĩa chia sẻ thị phần hay tạo thêm động lực để các DN nội bắt buộc phải tăng sức cạnh tranh tốt hơn, và người tiêu dùng được hưởng lợi?

 

Điều này phải xem xét nhiều yếu tố. Ví dụ nếu DN ngoại tham gia vào Cty mang tính chất chiến lược, hỗ trợ kinh doanh và tài chính cho DN nội, đặc biệt DN này có hiểu biết và uy tín về ngành nghề của DN nội thì thật sự là đáng mừng là hiệu quả tác động rõ ràng và tích cực đối với DN nội lẫn các NĐT hiện hữu. Tuy nhiên nếu DN này cũng đang hoạt động cùng thị trường và thương vụ M&A này chưa phải là thâu tóm mà mang tính chất liên kết, cộng tác đối tác chiến lược thì tất cả đều được lợi từ 2 DN và người tiêu dùng. Ngược lại nếu không thống nhất được việc kinh doanh như việc sử dụng thương hiệu, sản phẩm, thị phần, phân khúc…có thể việc M&A này ảnh hưởng xấu đến cả 2. Như vậy các NĐT cần xem xét kỹ các yếu tố này trước khi quyết định đầu tư và ngược lại.

 

- Xin cảm ơn ông!

Theo Mỹ Lê 
DDDN
Chuyên mục: Chứng Khoán

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *