Nguyên Liệu 07/12/2013 09:43

Bộ Công thương kết luận gì trong vụ điều tra bán phá giá thép không gỉ?

FICA - Sau 5 tháng, ngày 2/12 vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương (Cơ quan điều tra) đã công bố Kết luận điều tra sơ bộ vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Hoa, Indonesia, Malaysia, Đài Loan.



Áp thuế tạm thời trong 120 ngày

Cơ quan điều tra kiến nghị áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong vòng 120 ngày đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài. Cụ thể:

 



Mức thuế cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan không có tên trong cuộc điều tra sơ bộ này hoặc những nhà sản xuất, xuất khẩu không thông báo, đăng ký với bên liên quan với cơ quan điều tra sẽ là mức thế bình quân của các doanh nghiệp chọn mẫu.


Vì sao áp thuế chống bán phá giá?

Cơ quan điều tra cho biết, trước thời điểm này, Việt Nam không hề có hành vi hạn chế thương mại nào đối với các nhà sản xuất trong nước. Thậm chí, mức thuế nhập khẩu còn tăng 0% - 5% - 10% từ 1/1/2013 đối với các nước không có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam hoặc ASEAN.

Tuy nhiên, vẫn có những biểu hiện rõ ràng và đáng kể về thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước trong giai đoạn điều tra (3 năm), đặc biệt là giai đoạn gần đây ở các chỉ số về giá (ép giá và kìm giá), lợi nhuận, tồn kho, công suất sử dụng.

Ngành sản xuất trong nước cũng chịu thiệt hại nhưng ở mức độ thấp hơn trong các chỉ số về sản lượng, lượng bán hàng trong nước, thị phần, doanh thu, nhân công, đầu tư vì không duy trì được mức phát triển như trong điều kiện thuận lợi bình thường dù các chỉ tiêu này cũng phần nào bị ảnh hưởng do bối cảnh chung của nền kinh tế.

Cơ quan điều tra cũng khẳng định, đã xem xét các vấn đề khác liên quan đến lợi ích chung của cả các ngành sản xuất liên quan đến thép không gỉ. Theo đó, ngành sản xuất trong nước đã và đang phải chịu thiệt hại ở mức đáng kể. Nếu tình trạng bán phá giá của hàng hóa từ 4 nước/lãnh thổ thuộc phạm vi điều tra tiếp diễn, ngành sản xuất trong nước sẽ tiếp tục thiệt hại về sau.

"Nguyên tắc và mục tiêu cao nhất của việc áp thuế chống bán phá giá là đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng cho ngành sản xuất theo không gỉ, sau đó là ngành sản xuất hạ nguồn. Trong bối cảnh thị phần nguồn cung trong nước và nguồn cung nhập khẩu hiện nay là tương đương nhau, ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ nguồn nhập khẩu sẽ góp phần duy trì cạnh tranh lành mạnh và hợp lý trên thị trường Việt Nam", báo cáo viết.

Thiệt hại ra sao?

Ép giá và kìm giá

Theo kết quả điều tra, trong giai đoạn từ 2009 - 2011, giá bán hàng hóa thuộc đối tượng điều tra liên tục tăng, từ 100 (năm 2009) lên 209,36 (năm 2011). Trong cùng giai đoạn, giá của hàng hóa sản xuất trong nước cũng tăng từ 100 lên 169,86.

Xu hướng tăng giá nói trên duy trì liên tục trong 3 năm. Giá bán của hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu đều biến động cùng một xu hướng nhưng tốc độ khác nhau. Do đó, giá hàng hóa sản xuất trong nước từ chỗ cao hơn giá hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn đầu đã thấp hơn so với giá nhập khẩu ở giai đoạn sau.

Từ năm 2011 đến hết giai đoạn điều tra, trước sức ép giảm giá của hàng hóa nhập khẩu (tương đương 20%), giá hàng hóa sản xuất trong nước đã giảm khoảng 18%.

Trong giai đoạn 2009 - 2011, giá bán trung bình của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước đều cao hơn so với chi phí sản xuất trung bình. Tuy nhiên, từ năm 2011, xu hướng tăng giá so với tăng chi phí sản xuất có nhiều thay đổi. Như năm 2011, chi phí tăng 30,5% nhưng giá bán trung bình chỉ tăng 13,3%. Đến giai đoạn điều tra, chi phí sản xuất chỉ giảm 7% nhưng giá bán lại giảm sâu 18% nhằm duy trì một mức giá có tính cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Lợi nhuận - không bình thường

Theo báo cáo, năm 2010, mức tăng doanh thu so với năm 2009 là 280,39%. Tuy nhiên từ năm 2011, mức tăng doanh thu không tiếp tục duy trì như trong giai đoạn 2009 - 2010 khi doanh thu chỉ tăng 39,33% so với năm 2010. Trong giai đoạn điều tra, doanh thu là 628,62 (index 100) so với năm 2011 thì tốc độ chỉ đạt 18,61%.



Bộ Công thương cho rằng, xét tổng thể, công suất của ngành tăng 120%, sản lượng tăng 51,89% thì việc doanh thu chỉ tăng 18,61% đã phản ánh sự không bình thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành tại thị trường trong nước.

Trong khi đó, ngược lại với xu hướng tăng nhẹ của doanh thu, lợi nhuận của ngành có sự suy giảm rõ rệt, từ lãi 1.139,07 năm 2010 và 577,94 năm 2011, ngành đã thua lỗ 2.485,24 (index 100) trong giai đoạn điều tra. Nguyên nhân ở đây được cho là do ngành sản xuất trong nước phải giảm giá để tăng sức cạnh tranh, do đó doanh thu không đủ bù đắp chi phí.

Tồn kho tăng đột biến

Lượng hàng tồn kho của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra của ngành sản xuất trong nước liên tục tăng, năm 2010, lượng tồn kho tăng 59,75% so với năm 2009. Nă 2011, lượng tồn kho tăng 72,01% so với năm 2010. Đặc biệt, trong giai đoạn điều tra, lượng tồn kho tăng tới 273,3% so với năm 2011. 



Theo Bộ Công thương, lượng tồn kho lớn trong khi xuất khẩu vẫn tăng mạnh cho thấy ngành sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn tại chính thị trường trong nước.

Hệ số sử dụng công suất giảm

Năm 2010, ngành sản xuất trong nước đưa vào sử dụng 1 nhà máy mở rộng. Năm 2012, ngành tiếp tục đưa vào sử dụng 2 nhà máy mới nên công suất của ngành sản xuất trong nước có sự tăng trưởng vượt bậc. Công suất trong giai đoạn điều tra hơn gấp đôi năm 2010 và gấp 4 lần năm 2009. Việc công suất tăng được lý giải là nhằm đáp ứng sự tăng trưởng chị thị trường nội địa và phần nào xuất khẩu.

Cùng với sự tăng công suất của ngành, sản lượng của ngành sản xuất trong nước trong giai đoạn điều tra tăng hơn 5 lần so với năm 2009.

Về hệ số sử dụng công suất, mặc dù năm 2009 - 2011, hệ số sử dụng công suất tăng đều từ 41,5% lên 83,3% nhưng trong giai đoạn điều tra, hệ số sử dụng công suất của ngành sản xuất trong nước giảm xuống chỉ còn 57,5% trong khi lượng xuất khẩu tốt.

Theo cơ quan điều tra, với tổng tiêu thụ trong nước không có biến động đáng kể và sản lượng xuất khẩu tăng tới 147% trong giai đoạn điều tra so với cùng kỳ năm trước, ngành sản xuất trong nước vẫn không thể tăng được công suất sử dụng.

Phương Dung

Chuyên mục: Nguyên Liệu

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *