Bất động sản 09/09/2019 06:52

Thực hư vụ hàng quán thi nhau sang nhượng, dân ồ ạt bán nhà khu vực Rạng Đông

Hàng quán đóng cửa sang nhượng, dân quanh Công ty Rạng Đông thi nhau bán nhà; Nhà máy cố thủ trên đất vàng: Lo câu chuyện nhà máy di dời, cao ốc mọc lên; Rủi ro mua đất không chính chủ... là những thông tin bất động sản nổi bật tuần qua...

Hàng quán đóng cửa sang nhượng, dân quanh Công ty Rạng Đông thi nhau bán nhà

Sau sự cố nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Rạng Đông, nhiều hàng quán kinh doanh xung quanh khu vực này đã phải đóng cửa tạm nghỉ một thời gian. Thậm chí, có nhà đã phải sang nhượng hoặc bán nhà để chuyển hẳn đi nơi khác.

“Sức đề kháng của trẻ nhỏ yếu hơn người lớn, nếu sống trong vùng độc hại nữa thì vô cùng nguy hiểm. Tôi thà bán nhà chuyển đi còn hơn là cứ nơm nớp lo sợ về sức khỏe. Mà không chỉ các con, sức khỏe của người lớn cũng là điều rất quan trọng”, anh T – một cư dân cho biết khi chia sẻ về ý định bán nhà của mình.

Không chỉ nhà đất, một chung cư ở ngay phía sau nhà máy Rạng Đông cũng đã bắt đầu có người rao bán. Chưa rõ lý do thực sự là gì, nhưng theo bảo vệ tòa nhà, 2 hộ đang muốn bán nhà đã sinh sống ở đây khoảng 4 - 5 năm. Giá bán mỗi căn có diện tích khoảng 100m2, dao động quanh 2 tỷ đồng.

Thực hư vụ hàng quán thi nhau sang nhượng, dân ồ ạt bán nhà khu vực Rạng Đông - 1

Nhiều nhà đã đăng bán nhà.

Nhà máy cố thủ trên đất vàng: Lo câu chuyện nhà máy di dời, cao ốc mọc lên

Theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2015, đến năm 2020, Hà Nội sẽ di dời 117 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành. Dù lộ trình đặt ra như thế nhưng đến thời điểm hiện tại (quý 3/2019) trên địa bàn Tp. Hà Nội vẫn còn hàng loạt nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp chưa chịu di dời. 

Di dời các nhà máy, cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô là hướng đi cần thiết nhưng điều mà người dân mong mỏi là việc di dời các cơ sở này,quỹỹ "đất vàng" đó cần được ưu tiên xây dựng các công trình công cộng để tạo lập không gian sống văn minh, hiện đại, bảo đảm giảm tải được áp lực về hạ tầng đô thị.

Báo cáo của Chính phủ gửi tới đại biểu Quốc hội cũng thừa nhận, một số cơ sở sau di dời được sử dụng quỹ đất này để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng nên chưa giải quyết được việc giảm tải áp lực về tập trung đông dân cư khu vực nội thành, việc sử dụng quỹ đất sau di dời này còn hạn chế.

Thực hư vụ hàng quán thi nhau sang nhượng, dân ồ ạt bán nhà khu vực Rạng Đông - 2

Nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông mới xảy ra cháy dù nằm trong danh sách phải di dời nhưng cho tới tận gần trước sự cố xảy ra vẫn chưa có kế hoạch chuyển đi.

Hàng loạt doanh nghiệp “băm nát” hồ nước đẹp nhất Đà Lạt: Mới chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm

UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm tra, xử lý tình hình vi phạm trật tự xây dựng tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt.

Theo đó, cập nhật đầy đủ danh sách các doanh nghiệp có công trình vi phạm trật tự xây dựng, ngang nhiên xâm phạm, “phá nát” cảnh quan của hồ nước ngọt rộng nhất thành phố Đà Lạt này.

Liên quan tới những sai phạm ảnh hưởng tới cảnh quan tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt), các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan của tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức kiểm điểm và nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Thực hư vụ hàng quán thi nhau sang nhượng, dân ồ ạt bán nhà khu vực Rạng Đông - 3

Hình minh hoạ.

Rủi ro mua đất không chính chủ

Khi mua bán nhà đất không chính chủ, người mua có thể mua được với giá rẻ hơn giá thị trường nhưng rất dễ gặp phải rủi ro, thậm chí tốn thêm nhiều thời gian, tiền bạc để kiện tụng vì tranh chấp.

Do người đứng tên trên sổ đỏ không phải là người mua nhà nên người mua không được chuyển nhượng cho người khác.

Theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, có giấy chứng nhận là một trong bốn điều kiện để người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng đất.

Ngoài ra việc công chứng sẽ không thể thực hiện nếu sổ đỏ đứng tên người khác. Do đó, người mua sẽ không thể sang tên quyền sử dụng đất.

Dự án “đất vàng” Manhattan 21 Lê Văn Lương: “Đắp chiếu” vẫn thu tiền của khách hàng

Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội đã có băn bản gửi Tổng công ty Thành An và Công tyCPP Tư vấn đầu tư Xây dựng Ba Đình về việc kiểm tra xử lý thông tin báo chí nêu liên quan đến dự án Thành AnTowerr số 21 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Theo đó, hai doanh nghiệp này được yêu cầu làm rõ một số phản ánh của khách hàng như dự án đã dừng thi công đã lâu chưa có dấu hiệu thi công trở lại; chủ đầu tư chậm tiến độ bàn giao nhà.

Chủ đầu tư cũng bị “tố” trong việc vi phạm quy định trong hợp đồng mua bán căn hộ với khách hàng và thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện dự án như dự án dừng thi công nhưng chủ đầu tư không thông báo lý do và vẫn yêu cầu khách hàng mua căn hộ thanh toán tiền đợt 4 theo tiến độ hợp đồng (vi phạm khoản 8.2 điều 8 của bản hợp đồng).

Thực hư vụ hàng quán thi nhau sang nhượng, dân ồ ạt bán nhà khu vực Rạng Đông - 4

Dự án ngừng thi công, vắng vẻ.

 Cò ăn chênh 300 triệu đồng, căn hộ bình dân bị làm giá

Từ đầu năm tới nay, phân khúc căn hộ chung cư tại Hà Nội không còn sự sôi động. Khảo sát tại nhiều dự án cho thấy, tình hình giao dịch tương đối chậm. Song, tại một dự án ở khu vực Hà Đông xuất hiện tình trạng căn hộ đang được rao bán với mức giá chênh, thậm chí chênh tới 300 triệu đồng.

Ông Nguyễn Đức Toàn, một môi giới bất động sản, cho hay, căn hộ tại dự án này có mức giá tương đối thấp chỉ khoảng 10 triệu đồng/m2, tính trung bình mỗi căn chưa tới 1,5 tỷ. Tuy nhiên, do chủ đầu tư xây dựng khá thông thoáng, mật độ thấp và cảnh quan xung quanh hoàn thiện khiến mức giá chênh xuất hiện.

“Từ khi mở bán cách đây 2 năm, dự án chung cư này có giá chênh từ vài chục triệu đồng/căn. Tuy nhiên, hạ tầng hiện tương đối tốt nên các căn đẹp có mức giá chênh lên cao”, ông nhận định. Ông Toàn đang rao bán nhiều căn hộ 2 phòng ngủ, với giá chưa tới 1 tỷ đồng.

Nở rộ phân lô bán nền trái phép: Người dân chớ mù mờ, ham rẻ!

Đề cập tới thực trạng phân lô trái phép tràn lan thời gian qua, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà ở và thi trường Bất động sản nói với Dân trí: Trách nhiệm chính thuộc về chính quyền địa phương, họ đáng ra phải cảnh báo, kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình trạng này.

Thực hư vụ hàng quán thi nhau sang nhượng, dân ồ ạt bán nhà khu vực Rạng Đông - 5

Hình minh hoạ.

Bên cạnh câu chuyện trách nhiệm của cơ quan quản lý, ông Ninh cũng đề cập tới phần lỗi từ chính nhà đầu tư. Thực tế không ít nhà đầu tư ham rẻ hoặc do chưa tìm hiểu kỹ nên vẫn “dính” phải những dự án này.

"Cư dân tăng số nhanh, nguồn tiền có hạn mà nhu cầu mua nhà lại lớn. Ai cũng muốn đi làm vài ba năm rồi tích cóp sở hữu được nhà riêng. Mặc dù nhu cầu nhà ở là bức thiết, giá rẻ ai cũng muốn nhưng người dân phải tính toán, tìm hiểu kỹ ở cơ quan công quyền để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc", ông Ninh nói.

Nguyễn Khánh (Tổng hợp)

Thực hư vụ hàng quán thi nhau sang nhượng, dân ồ ạt bán nhà khu vực Rạng Đông - 6

Chuyên mục: Bất động sản

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *